Danh sách các bệnh hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần không phải ai cũng biết rõ

Bài viết dưới đây sẽ cập nhật danh sách các bệnh dài ngày người lao động đang mắc được hưởng bảo hiểm xã hội một lần để bạn đọc tham khảo.

Danh sách bệnh dài ngày hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

Danh mục bệnh dài ngày là một danh sách các bệnh cần chữa trị dài ngày mà người lao động có thể được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Danh sách bệnh dài ngày năm 2024 được Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT và gồm 332 bệnh thuộc các chuyên khoa khác nhau, có mã bệnh theo ICD 10.

Dưới đây là danh sách 17 nhóm bệnh dài ngày được hưởng bảo hiểm xã hội:

Khi mắc bệnh dài ngày người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?

Danh mục bệnh dài ngày là một danh sách các bệnh cần chữa trị dài ngày mà người lao động có thể được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo Khoản 2, Điều 46, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

- Thời gian nghỉ tối đa là 180 ngày/năm (tính cả nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng tuần).

- Nếu hết 180 ngày mà vẫn phải tiếp tục điều trị, người lao động sẽ được nghỉ thêm với mức hưởng thấp hơn trong thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì thời gian hưởng chế độ ốm đau căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo quy định, người mắc bệnh dài ngày và đang tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Ảnh minh họa: TL

Theo quy định, người mắc bệnh dài ngày và đang tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Ảnh minh họa: TL

Người mắc bệnh dài ngày được hưởng chế độ gì?

Người mắc bệnh dài ngày và đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Dưới đây là chi tiết về điều kiện, thời gian nghỉ, và mức hưởng của chế độ này:

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau dài ngày là người đang đóng BHXH bắt buộc thuộc các trường hợp sau:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên.

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Công nhân quốc phòng, công an; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ hoặc chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

- Bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.

- Mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế quy định.

Thời gian được nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày được quy định tại Khoản 2, Điều 46, Luật Bảo hiểm xã hội 2014

- Thời gian nghỉ tối đa là 180 ngày/năm (tính cả nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng tuần).

- Nếu hết 180 ngày mà vẫn phải tiếp tục điều trị, người lao động sẽ được nghỉ thêm với mức hưởng thấp hơn trong thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Người lao động A mắc bệnh thoái hóa cột sống cần điều trị dài hạn, người này đã tham gia BHXH được 7 năm thì sẽ được nghỉ tối đa 180 ngày/5 và tối đa 7 năm nếu quá 180 ngày với mức hưởng thấp hơn.

Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày được tính theo công thức sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ x (75% hoặc 65% hoặc 55% hoặc 50%) x Số tháng nghỉ

Tỷ lệ phần trăm tùy thuộc vào thời gian người hưởng đã đóng BHXH với các mức hưởng như sau:

75% tiền lương đóng BHXH nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

80% tiền lương đóng BHXH nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

85% tiền lương đóng BHXH nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

60% tiền lương đóng BHXH nếu nghỉ ốm đau dài ngày sau khi hết 180 ngày đầu tiên.

Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ của tháng đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.

Hồ sơ cần chuẩn bị để hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Căn cứ Điều 109, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:

Sổ bảo hiểm xã hội (bản chính).

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần theo mẫu 14-HSB.

Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần là thủ tục quan trọng người hưởng chế độ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết trước khi được gửi cho nơi tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ BHXH một lần.

L.Vũ (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/danh-sach-cac-benh-huong-che-do-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-khong-phai-ai-cung-biet-ro-172241126163637928.htm
Zalo