Dân làng sơ tán vật nuôi, đồ đạc lên đê tránh lũ

Nước lũ về nhanh khiến nhiều hộ dân ở huyện Hà Trung phải sơ tán đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê để chạy lũ.

Ghi nhận vào chiều ngày 24/9 tại xã Yên Sơn, huyện Hà Trung đang có hơn 500 hộ dân với gần 1.600 nhân khẩu của 2 thôn Binh Lâm và Chuế Cầu vẫn chìm trong nước lũ.

Ghi nhận vào chiều ngày 24/9 tại xã Yên Sơn, huyện Hà Trung đang có hơn 500 hộ dân với gần 1.600 nhân khẩu của 2 thôn Binh Lâm và Chuế Cầu vẫn chìm trong nước lũ.

Người dân ở đây cho hay, vào sáng ngày 23/9 nước lũ trên sông Lèn lên rất nhanh làm họ phải toán loạn sơ tán đồ đạc lên chỗ cao, như bờ đê hoặc tầng 2 của nhà dân để tránh lũ.

Người dân ở đây cho hay, vào sáng ngày 23/9 nước lũ trên sông Lèn lên rất nhanh làm họ phải toán loạn sơ tán đồ đạc lên chỗ cao, như bờ đê hoặc tầng 2 của nhà dân để tránh lũ.

Nước lũ dâng cao 3-4 m, ngập sát đỉnh cổng ngõ, mái nhà người dân...

Nước lũ dâng cao 3-4 m, ngập sát đỉnh cổng ngõ, mái nhà người dân...

Ngập lụt khiến nhiều gia đình bị thiệt hại về tài sản, nhất là các hộ nuôi cá ở những trang trại, ao hồ trong vùng. Theo thông tin sơ bộ từ UBND xã Yến Sơn cho biết, xã này bị thiệt hại khoảng 15ha diện tích ao hồ nuôi thủy sản do mưa lũ, tương đương khoảng hơn 1,5 tỷ đồng.

Ngập lụt khiến nhiều gia đình bị thiệt hại về tài sản, nhất là các hộ nuôi cá ở những trang trại, ao hồ trong vùng. Theo thông tin sơ bộ từ UBND xã Yến Sơn cho biết, xã này bị thiệt hại khoảng 15ha diện tích ao hồ nuôi thủy sản do mưa lũ, tương đương khoảng hơn 1,5 tỷ đồng.

Ông Lê Đăng Hải (48 tuổi, thôn Chuế Cầu, xã Yến Sơn) cho biết, do nước lũ về nhanh, khiến gia đình ông bị thiệt hại nặng nề, nhiều ao cá bị mất trắng, chuồng trại ngập sâu.

Ông Lê Đăng Hải (48 tuổi, thôn Chuế Cầu, xã Yến Sơn) cho biết, do nước lũ về nhanh, khiến gia đình ông bị thiệt hại nặng nề, nhiều ao cá bị mất trắng, chuồng trại ngập sâu.

“Chúng tôi phải huy động anh em người thân giúp chạy lũ, nhưng chỉ đưa được chó, mèo và mấy trăm con gà lên đê, còn lại gia đình tôi bị mất trắng 3 ao nuôi cá, ước tính khoảng 1 tấn cá giống”, ông Hải nói.

“Chúng tôi phải huy động anh em người thân giúp chạy lũ, nhưng chỉ đưa được chó, mèo và mấy trăm con gà lên đê, còn lại gia đình tôi bị mất trắng 3 ao nuôi cá, ước tính khoảng 1 tấn cá giống”, ông Hải nói.

Nhiều gia đình dù đã huy động nhân lực nhanh chóng chạy lũ, nhưng cũng chỉ kịp mang được ít đồ đạc như điều hòa, bếp ga và vài đồ gia dụng lên đường đê, còn lại ngập hết dưới dòng nước lũ.

Nhiều gia đình dù đã huy động nhân lực nhanh chóng chạy lũ, nhưng cũng chỉ kịp mang được ít đồ đạc như điều hòa, bếp ga và vài đồ gia dụng lên đường đê, còn lại ngập hết dưới dòng nước lũ.

Không chỉ đồ đạc, nhiều vật nuôi cũng được người dân đưa lên đường đê để tránh lũ.

Không chỉ đồ đạc, nhiều vật nuôi cũng được người dân đưa lên đường đê để tránh lũ.

Anh Lê Văn Dũng (SN 31 tuổi ở thôn Chuế Cầu, xã Yến Sơn cho biết, khi thấy nước dâng, anh và gia đình đã nhanh chóng đưa đàn lợn (hơn 30 con) lên bờ đê để làm lán chăn nuôi tạm. Nhà anh cũng bị chết hơn 30 con gà, mỗi con nặng hơn 2kg do nước lên nhanh không kịp di chuyển.

Anh Lê Văn Dũng (SN 31 tuổi ở thôn Chuế Cầu, xã Yến Sơn cho biết, khi thấy nước dâng, anh và gia đình đã nhanh chóng đưa đàn lợn (hơn 30 con) lên bờ đê để làm lán chăn nuôi tạm. Nhà anh cũng bị chết hơn 30 con gà, mỗi con nặng hơn 2kg do nước lên nhanh không kịp di chuyển.

Khu lán tạm được dựng bằng bạt ngay trên đê để quây nhốt vật nuôi.

Khu lán tạm được dựng bằng bạt ngay trên đê để quây nhốt vật nuôi.

Tài sản mang lên đê hết nên người dân tại xã Yến Sơn đã dựng lán tạm để trông coi suốt ngày đêm. Hiện tại xã Yến Sơn đang có 2 thôn đã phải cắt điện để đảm bảo an toàn, nên người dân đang gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt.

Tài sản mang lên đê hết nên người dân tại xã Yến Sơn đã dựng lán tạm để trông coi suốt ngày đêm. Hiện tại xã Yến Sơn đang có 2 thôn đã phải cắt điện để đảm bảo an toàn, nên người dân đang gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt.

Những tấm tôn tháo vội trên mái nhà khi chạy lũ được tận dụng để che tạm nơi cao làm nơi nhốt gia súc, gia cầm đợi ngày nước rút.

Những tấm tôn tháo vội trên mái nhà khi chạy lũ được tận dụng để che tạm nơi cao làm nơi nhốt gia súc, gia cầm đợi ngày nước rút.

Ông Nguyễn Văn Nhân - Chủ tịch UBND xã Yến Sơn, huyện Hà Trung cho biết, trước tình trạng hàng trăm hộ dân trên địa bàn bị ngập, chính quyền địa phương đang huy động tối đa lực lượng ứng trực, hỗ trợ bà con nhân dân ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.

Ông Nguyễn Văn Nhân - Chủ tịch UBND xã Yến Sơn, huyện Hà Trung cho biết, trước tình trạng hàng trăm hộ dân trên địa bàn bị ngập, chính quyền địa phương đang huy động tối đa lực lượng ứng trực, hỗ trợ bà con nhân dân ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.

“Hiện nay, Đảng ủy, UBND xã vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN, các tổ chức chính trị, các thôn, trạm y tế theo dõi sát sao tình hình thời tiết, mực nước trên sông để có những giải pháp kịp thời hỗ trợ bà con nhân dân”, ông Nhân cho biết thêm.

“Hiện nay, Đảng ủy, UBND xã vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN, các tổ chức chính trị, các thôn, trạm y tế theo dõi sát sao tình hình thời tiết, mực nước trên sông để có những giải pháp kịp thời hỗ trợ bà con nhân dân”, ông Nhân cho biết thêm.

Hoàng Đông - Phương Đỗ

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/dan-lang-so-tan-vat-nuoi-do-dac-len-de-tranh-lu-225816.htm
Zalo