Năm 2012, dư luận xôn xao trước thông tin một doanh nhân người Việt chi 900.000 USD mua đứt thị trấn Buford có diện tích khoảng 4 hécta tại Mỹ. Vị đại gia đó là doanh nhân Phạm Đình Nguyên - người con của quê hương đất võ Bình Định nhưng sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Ảnh: Brandsvietnam
Việc chi số tiền 900.000 USD cho một thị trấn rộng 4 ha chỉ có 1 người ở khiến nhiều người ngạc nhiên, thậm chí còn nói ông là “đồ dở hơi”. Tuy nhiên, xuất hiện trên các hãng tin Mỹ và quốc tế, trong đó có cả CNN, BBC, là cơ hội vàng để truyền thông. Ảnh: Internet
Từ một doanh nhân không tên tuổi, ông Phạm Đình Nguyên được biết đến với danh hiệu “ông chủ trị trấn ở Mỹ”. Ảnh: Brandsvietnam
Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Phạm Đình Nguyên bắt đầu những tháng ngày làm thuê ở nhiều công ty khác nhau như: Coca-Cola Việt Nam, Nokia Việt Nam... Ảnh: Getty
Sau 12 năm, ông bắt đầu sự nghiệp riêng với việc thành lập công ty lập công ty cổ phần phân phối dịch vụ tổng hợp (IDS) năm 2009. IDS đảm nhận phân phối nhiều mặt hàng gia dụng quốc tế. Ảnh: Doanhnhansaigon
Tháng 4/2013, ông Phạm Đình Nguyên cùng người đồng nghiệp cũ thành lập PhinDeli. PhinDeli có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, trong đó ông Nguyên góp 58%. Ảnh: Tinnhanhchungkhoan
Lúc này, doanh nhân Phạm Đình Nguyên cũng đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli, thương hiệu cà phê do ông lập ra. Ảnh: Brandsvietnam
Tại thị trấn PhinDeli, nam doanh nhân cho sửa sang, xây dựng góc cà phê PhinDeli để khách dừng chân có thể thưởng thức hương vị cà phê Việt miễn phí. Ảnh: Dân Việt
Tại Mỹ, sản phẩm cà phê PhinDeli đã được bán trên trang Amazon.com. Ông Phạm Đình Nguyên có tham vọng đưa PhinDeli vào hệ thống các siêu thị lớn, đặc biệt là ở những tiểu bang. Ảnh: Dân Việt
Tại Việt Nam, thị trường cà phê cạnh tranh khốc liệt, ông lựa chọn cho mình mô hình take-away (mang đi) làm điểm khác biệt. Ảnh: Dân Việt
Mỗi năm, thị trưởng người Việt này chỉ ghé thị trấn PhinDeli xa xôi khoảng hai hoặc nhiều lắm 4 lần. Tuy nhiên, ông vẫn điều hành tốt vùng lãnh địa của mình. Ảnh: Youtube
Theo ông Phạm Đình Nguyên, điều mà ông đạt được lớn hơn doanh thu từ việc kinh doanh ở thị trấn chính là làm marketing cho các sản phẩm Việt. Ảnh: USI
Hoàng Minh (tổng hợp)