Đà Nẵng phát triển nghề cá bền vững để chống khai thác IUU
Đà Nẵng xác định phát triển nghề cá bền vững là cốt lõi để chống khai thác IUU, thời gian qua Đà Nẵng thực hiện nhiều giải pháp nhằm xử lý dứt điểm những khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.
Sản xuất nông nghiệp đảm bảo tiến độ gieo trồng và thu hoạch trong khung thời vụ tốt nhất, đến nay, lúa vụ Mùa đang trong giai đoạn trổ - chín - thu hoạch,
tình hình sâu bệnh được kiểm soát chặt chẽ.
“Cơn bão” dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trở lại khiến cho hoạt động chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp diễn ra tương đối thuận lợi, công tác khai thác gỗ được triển khai tích cực. Về lĩnh vực thủy sản, tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU).
Trong lĩnh vực thủy sản, Đà Nẵng cũng xác định rõ phát triển nghề cá bền vững là cốt lõi để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), thời gian qua thành phố Đà Nẵng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xử lý dứt điểm những khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Từ đầu năm đến nay, công tác kiểm tra đăng ký, đăng kiểm tàu cá và các điều kiện đảm bảo an toàn phương tiện được chú trọng; các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ được cơ quan chuyên môn quan tâm và thực hiện tốt.
Trong tháng 8 năm 2024, tổng sản lượng các loại thủy sản khai thác và nuôi trồng trên địa bàn thành phố ước đạt 3.676,9 tấn, tăng 17,0% so với tháng trước và
tăng 15,8% so với tháng cùng kỳ năm 2023. Trong đó, cá đạt 3.141,6 tấn, tăng 17,5%; tôm 243,1 tấn, tăng 11,6%; thủy sản khác 292,2 tấn, tăng 3,1% so với cùng
kỳ năm 2023.
Tính chung 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng các loại thủy sản khai thác và nuôi trồng ước đạt 27.393,7 tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, cá
đạt 22.996,9 tấn, tăng 1,4%; tôm 1.051,4 tấn, giảm 2,3%; thủy sản khác 3.345,4 tấn, tăng 6,7%.
Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản: tháng 8/2024, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 3.561,9 tấn, tăng 17,7% so với tháng trước và tăng 14,6% so với cùng
kỳ năm 2023. Tính chung 8 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác đạt 26.300,8 tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, sản lượng khai thác
thủy sản biển tăng nhẹ 1,0%; sản lượng khai thác thủy sản nội địa tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 8/2024 ước đạt 115,0 tấn; tính chung 8 tháng năm 2024 đạt 1.092,9 tấn, tăng 27,2%
so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ, các đối tượng nuôi phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra. Đến nay, tổng diện
Theo đại diện Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, tính đến ngày 15/8, Đà Nẵng gieo trồng được 5.897,6 ha cây hàng năm, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích gieo sạ cây lúa cả 2 vụ đạt 4.551,1 ha, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2023. Vụ lúa Mùa 2024 toàn thành phố có tổng diện tích gieo sạ 2.128,7 ha, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết, cây lúa vụ Mùa được gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất. Các trà lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng: đòng - trổ - chín - thu hoạch, đến nay diện tích lúa đã thu hoạch là 104 ha.
Tính đến giữa tháng 8/2024, diện tích gieo trồng các loại cây trồng khác đạt 1.346,4 ha, giảm 27,4% so với cùng kỳ. Phần lớn cây trồng có diện tích giảm so với cùng kỳ: cây khoai lang 104,8 ha giảm 52,1%; cây mè ước 77,6 ha giảm 49,6%; cây mía 155,9 ha giảm 43,1%; cây ngô ước đạt 67,5 ha giảm 24,4%; cây sắn 12,1 ha
Trên các trà lúa và một số cây trồng vẫn xuất hiện rải rác sâu bệnh gây hại ở mức độ thấp như chuột, sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đốm nâu... Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên thời tiết thành phố có nắng nóng, xen kẻ âm u, chiều tối có mưa giông tạo điều kiện thuận lợi để một số vi sinh vật gây hại phát triển nhanh chóng. Vì vậy, công tác hướng dẫn phòng trừ sinh vật hại, dự báo tình hình sâu bệnh kịp thời đến bà con nông dân càng được quan tâm.
Các cơ quan chuyên môn tăng cường chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, chú trọng hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất, khắc phục thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm
Cũng theo đại diện Cục Thống kê Đà Nẵng, tháng 8/2024, thành phố Đà Nẵng chính thức công bố dịch bệnh tả lợn Châu Phi tại một số xã trên địa bàn huyện Hòa Vang, tạm dừng hoạt động giết mổ lợn tại các vùng có dịch. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp cùng các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch đảm bảo hiệu quả, tích cực phối hợp ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm tình hình tăng trưởng của đàn vật nuôi sau khi tái đàn và hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học.
Ước tính tháng 8/2024, tổng đàn gia súc trên địa bàn thành phố ước đạt 30,7 nghìn con, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng đàn trâu đạt 486 con, giảm 71,4%; đàn bò đạt 4,2 nghìn con, giảm 65,3%; đàn lợn đạt gần 26,0 nghìn con, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2023. Đàn gia cầm ước đạt 926 nghìn con,
giảm 25,9% so với cùng kỳ năm trước.
So với cùng kỳ năm trước, số đầu con hiện có của đàn gia súc, gia cầm tiếp tục có xu hướng giảm, thành phố Đà Nẵng đang thực hiện nghiêm các văn bản về quy định khu vực nội thành, khu dân cư không được phép chăn nuôi theo Nghị Quyết số 34/2022/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 và Quyết định số 07/2023/QĐ- UBND ngày 22/02/2023 về quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030
Tính chung 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng ước đạt 4.788,4 tấn giảm 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Đối với sản lượng thịt lợn hơi, dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát làm lượng tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn giảm mạnh (sản lượng thịt lợn hơi giảm 20,5% so với cùng kỳ). Ước tính, tổng sản lượng trứng gia cầm trong 8 tháng 2024 đạt 27.677,8 nghìn quả, tăng 58,0% so với cùng kỳ năm trước.
Còn trong lĩnh vực lâm nghiệp, Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, trong 8 tháng năm 2024, Đà Nẵng phát sinh 313,9 ha diện tích rừng trồng mới, giảm 45,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, công tác phát triển kinh tế bền vững từ trồng rừng gỗ lớn được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên việc thực hiện chính sách hỗ trợ trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn còn gặp nhiều khó khăn, người dân e ngại ít đăng ký tham gia và có tư tưởng khai thác sớm, hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Vì vậy, để phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn cần có thêm chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia. Qua đó, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng và phát triển kinh tế rừng bền vững, cũng như chống xói mòn, sạt lỡ đất.
Tháng 8/2024, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng ước đạt 8,2 nghìn m3, tăng 92,5%; sản lượng củi khai thác đạt 12,2 nghìn Ster, tăng 42,8% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng ước đạt 65,6 nghìn m3, tăng 11,8%; sản lượng củi khai thác đạt 63,0 nghìn Ster, tăng
7,5% so với cùng kỳ năm trước.