Cụ ông năm nào cũng đạp xe đi bán khuôn gói bánh chưng ngày giáp Tết và câu chuyện ý nghĩa phía sau

Cứ mỗi độ cuối năm, giáp Tết, ông Quang lại đem những chiếc khuôn gói bánh chưng rong ruổi khắp các con ngõ.

Một ngày cuối năm, chúng tôi gặp cụ ông niềm nở giới thiệu tên Văn Quang – cựu chiến binh (ở phố Phát Diệm Nam, thị trấn Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình), đang đi khắp các con ngõ ở làng quê.

Cứ đến những ngày cuối năm ông Quang lại đem hàng đi bán

Cứ đến những ngày cuối năm ông Quang lại đem hàng đi bán

Ấn tượng trên xe đạp điện là hàng chục chiếc khuôn dùng để gói bánh chưng mang đi bán, ông Quang chia sẻ, hơn chục năm nay cứ vào thời điểm này ông lại mang những chiếc khuôn bánh gói bánh đi bán. Kiếm thêm thu nhập để tiêu Tết là một phần nhưng vui hơn hết đó là lan tỏa và giữ gìn món ăn tinh thần và nét đẹp truyền thống quê hương là quan trọng nhất.

"Tôi là một thợ mộc, tận dụng thiết bị và thứ có sẵn làm ra những chiếc khuôn gói bánh này đem đi bán, coi đây là món ăn tinh thần cho người dân", ông Quan phấn khởi chia sẻ.

Một cụ bà mua chiếc khuôn gói bánh chưng với kích cỡ phổ biến (15x15cm).

Một cụ bà mua chiếc khuôn gói bánh chưng với kích cỡ phổ biến (15x15cm).

Quan sát những chiếc khuôn gói bánh chưng của ông Quang rất chỉn chu, vuông vắn và nhẵn mịn, cụ ông giới thiệu thêm về quá trình làm ra sản phẩm này với mục đích để khách hàng có thể dùng nó để gói bánh năm nay, năm sau tiếp tục dùng lại.

Ông Quang giới thiệu kích cỡ phổ biến được mọi người dùng là 15x15cm vì nó rất phù hợp để xếp vào nồi nấu.

Ông Quang giới thiệu kích cỡ phổ biến được mọi người dùng là 15x15cm vì nó rất phù hợp để xếp vào nồi nấu.

Trên chiếc xe đạp điện ông Quang xếp gọn những khuôn gói bánh và cẩn thận cố định bằng sợi thép.

Trên chiếc xe đạp điện ông Quang xếp gọn những khuôn gói bánh và cẩn thận cố định bằng sợi thép.

Kèm theo những khuôn gói bánh chưng còn có những chiếc ghế ngồi bằng gỗ

Kèm theo những khuôn gói bánh chưng còn có những chiếc ghế ngồi bằng gỗ

Mỗi chiếc khuôn gói bánh chưng bằng gỗ có giá 25 nghìn đồng

Mỗi chiếc khuôn gói bánh chưng bằng gỗ có giá 25 nghìn đồng

Gói bánh chưng nếu muốn vuông vắn thì không thể thiếu chiếc khuôn

Gói bánh chưng nếu muốn vuông vắn thì không thể thiếu chiếc khuôn

Hình ảnh quen thuộc vào dịp cuối năm

Hình ảnh quen thuộc vào dịp cuối năm

Tục gói chưng ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt, thể hiện nét đẹp của nền văn minh lúa nước. Mỗi khi Tết đến Xuân về, người người, nhà nhà lại gói bánh chưng ăn Tết, dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên.

Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh dày" xuất hiện từ đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua nhất sẽ được nhà vua nhường ngôi.

Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Riêng Lang Liêu là người con nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, mà đã dùng ngay những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh tượng trưng cho trời tròn và đất vuông (còn được gọi là bánh chưng và bánh dày) để làm lễ vật dâng vua cha. Lễ vật của Lang Liêu hợp với ý vua Hùng nhất và nhà vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu… Từ đó bánh Chưng, bánh dày đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với tiên tổ, cha, ông.

Trong xã hội hiện đại nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng một tập quán xa xưa vẫn được người Việt lưu giữ tới nay và mãi về sau đó là tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết. Một nét đẹp truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về, khi mọi người cùng nhau bên bếp lửa hồng của nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy, ấm áp và đoàn tụ.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/cu-ong-nam-nao-cung-dap-xe-di-ban-khuon-goi-banh-chung-ngay-giap-tet-va-cau-chuyen-y-nghia-phia-sau-20250122132003664.htm
Zalo