Cự Đà - làng cổ lưu dấu hồn xưa giữa phố thị

Cự Đà là ngôi làng cổ nổi tiếng thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, sở hữu những căn nhà mang nét truyền thống, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, giao thoa hài hòa với vẻ cổ kính đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

 Vào thập kỷ 90, làng Cự Đà có 255 nhà cổ, trong đó có khoảng 15-20 nhà theo kiến trúc Pháp, còn lại là cổ Việt. Trải qua nhiều biến cố lịch sử cùng sự phát triển của đô thị, con số này giảm đi đáng kể, còn lại khoảng 55 ngôi nhà cổ. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Vào thập kỷ 90, làng Cự Đà có 255 nhà cổ, trong đó có khoảng 15-20 nhà theo kiến trúc Pháp, còn lại là cổ Việt. Trải qua nhiều biến cố lịch sử cùng sự phát triển của đô thị, con số này giảm đi đáng kể, còn lại khoảng 55 ngôi nhà cổ. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Làng Cự Đà xưa nổi tiếng với nghề làm tương truyền thống, được sản xuất theo mô hình hộ gia đình. Hiện tại trong làng chỉ còn khoảng 4 - 5 hộ theo nghề. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Làng Cự Đà xưa nổi tiếng với nghề làm tương truyền thống, được sản xuất theo mô hình hộ gia đình. Hiện tại trong làng chỉ còn khoảng 4 - 5 hộ theo nghề. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Quán trà đá cạnh nhà Hội đồng nhân dân là địa điểm quen thuộc để người dân làng Cự Đà gặp gỡ, hàn huyên. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Quán trà đá cạnh nhà Hội đồng nhân dân là địa điểm quen thuộc để người dân làng Cự Đà gặp gỡ, hàn huyên. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Hiện nay làng Cự Đà có 17 - 18 hộ sản xuất miến giảm nhiều so với con số hơn 100 lò miến những năm trước. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Hiện nay làng Cự Đà có 17 - 18 hộ sản xuất miến giảm nhiều so với con số hơn 100 lò miến những năm trước. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Đình làng Cự Đà (Đình Vật) là địa điểm nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính, bình dị. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Đình làng Cự Đà (Đình Vật) là địa điểm nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính, bình dị. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Vào khoảng thế kỷ 18-19, kinh tế của Cự Đà rất phát triển, thuyền bè tấp nập qua lại, các hoạt động buôn bán diễn ra sôi nổi ở bến sông Nhuệ. Dân làng dựng hai trụ với cóc đá đội đèn, có tác dụng như ngọn hải đăng báo hiệu cho thuyền bè cập bến vào ban đêm. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Vào khoảng thế kỷ 18-19, kinh tế của Cự Đà rất phát triển, thuyền bè tấp nập qua lại, các hoạt động buôn bán diễn ra sôi nổi ở bến sông Nhuệ. Dân làng dựng hai trụ với cóc đá đội đèn, có tác dụng như ngọn hải đăng báo hiệu cho thuyền bè cập bến vào ban đêm. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Phía trên cổng của một số căn nhà được khắc năm xây dựng. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Phía trên cổng của một số căn nhà được khắc năm xây dựng. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Chùa Cự Đà được công nhận là Di tích Quốc gia vào năm 2000 đã qua nhiều lần trùng tu, lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1695 dưới thời Hậu Lê. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Chùa Cự Đà được công nhận là Di tích Quốc gia vào năm 2000 đã qua nhiều lần trùng tu, lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1695 dưới thời Hậu Lê. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Những người dân làng tụ tập chơi cờ tướng, một hoạt động văn hóa truyền thống của cộng đồng nơi đây. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Những người dân làng tụ tập chơi cờ tướng, một hoạt động văn hóa truyền thống của cộng đồng nơi đây. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Một căn nhà ở làng Cự Đà trong tình trạng bị bỏ hoang. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Một căn nhà ở làng Cự Đà trong tình trạng bị bỏ hoang. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Làng Cự Đà với tuổi đời khoảng hơn 400 năm, được cho là do những người giàu có thời Chúa Trịnh về đây dựng lên làm nơi sinh sống, lập nghiệp. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Làng Cự Đà với tuổi đời khoảng hơn 400 năm, được cho là do những người giàu có thời Chúa Trịnh về đây dựng lên làm nơi sinh sống, lập nghiệp. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Bức tường gạch với ô cửa xanh ngọc, được chạm khắc hoa văn mang nét kiến trúc Á Đông. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Bức tường gạch với ô cửa xanh ngọc, được chạm khắc hoa văn mang nét kiến trúc Á Đông. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Cụ Mão (87 tuổi) trước căn nhà do chính cha mình xây dựng từ năm 1929. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Cụ Mão (87 tuổi) trước căn nhà do chính cha mình xây dựng từ năm 1929. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Trước đây các cổng xóm đều khóa chặt vào ban đêm. Hiện tại, nhiều cổng bị phá bỏ vì mặt đường đã được nâng cao để chống ngập lụt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Trước đây các cổng xóm đều khóa chặt vào ban đêm. Hiện tại, nhiều cổng bị phá bỏ vì mặt đường đã được nâng cao để chống ngập lụt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Nằm bên dòng sông Nhuệ nên việc buôn bán, trao đổi hàng hóa rất thuận lợi, nhờ đó người Cự Đà có cuộc sống khá giả, xây dựng được nhiều công trình quy mô lớn. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Nằm bên dòng sông Nhuệ nên việc buôn bán, trao đổi hàng hóa rất thuận lợi, nhờ đó người Cự Đà có cuộc sống khá giả, xây dựng được nhiều công trình quy mô lớn. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Ngôi nhà với kiến trúc cổ đặc trưng có cặp câu đối chữ Hán ở hai bên cửa. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Ngôi nhà với kiến trúc cổ đặc trưng có cặp câu đối chữ Hán ở hai bên cửa. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Một căn nhà nằm sâu bên trong con ngõ nhỏ, lối đi hẹp với những bức tường gạch nhuốm màu thời gian. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Một căn nhà nằm sâu bên trong con ngõ nhỏ, lối đi hẹp với những bức tường gạch nhuốm màu thời gian. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Sự kết hợp hoa văn kiến trúc Pháp thanh lịch và những họa tiết đậm chất làng Việt truyền thống. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Sự kết hợp hoa văn kiến trúc Pháp thanh lịch và những họa tiết đậm chất làng Việt truyền thống. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Làng Cự Đà được quy hoạch theo cấu trúc "xương cá", từ đường chính phân nhánh ra nhiều ngõ nhỏ dẫn đến các xóm. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Làng Cự Đà được quy hoạch theo cấu trúc "xương cá", từ đường chính phân nhánh ra nhiều ngõ nhỏ dẫn đến các xóm. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

 Cổng nhà rêu phong cùng phần mái ngói đặc trưng của kiến trúc làng cổ Việt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Cổng nhà rêu phong cùng phần mái ngói đặc trưng của kiến trúc làng cổ Việt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/cu-da-lang-co-luu-dau-hon-xua-giua-pho-thi-post983311.vnp
Zalo