Củ cải có bộ phận 'bổ dưỡng tựa nhân sâm', người Việt thường bỏ đi mà không hay

Khi nhắc đến củ cải, chúng ta thường chỉ nghĩ đến phần củ giòn ngọt, thường được dùng để muối chua, nấu canh hoặc làm nộm. Ít ai biết rằng, phần lá thường bị bỏ đi lại chính là kho báu dinh dưỡng quý giá mà thiên nhiên ban tặng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Lá củ cải tăng cường miễn dịch

Lá củ cải giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Vitamin C kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, tăng cường khả năng nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Ngoài ra, lá củ cải còn chứa các hợp chất glucosinolate có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus.

Giải độc cơ thể

Lá củ cải có tác dụng giải độc cơ thể nhờ hàm lượng vitamin C, vitamin A và các chất chống oxy hóa cao. Các chất này giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong cơ thể, bảo vệ gan và thận. Ngoài ra, lá củ cải còn có tác dụng lợi tiểu, giúp thải độc qua đường tiểu. Điều này đồng thời giúp giảm gánh nặng cho gan và thận, ngăn ngừa các bệnh lý về gan và thận.

Lá củ cải được cho là "bổ dưỡng tựa nhân sâm". Ảnh: Times of India

Lá củ cải được cho là "bổ dưỡng tựa nhân sâm". Ảnh: Times of India

Làm đẹp da

Lá củ cải là "thần dược" cho làn da nhờ giàu vitamin C, vitamin A và các chất chống oxy hóa. Vitamin C kích thích sản xuất collagen, giúp da săn chắc, đàn hồi. Vitamin A giúp tái tạo tế bào da, giảm nếp nhăn, chống lão hóa. Các chất chống oxy hóa bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ô nhiễm môi trường.

Lá củ cải bảo vệ tim mạch

Lá củ cải có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch nhờ hàm lượng kali, vitamin K và các chất chống oxy hóa cao. Kali giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ. Vitamin K tham gia vào quá trình đông máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Các chất chống oxy hóa bảo vệ thành mạch máu khỏi tác hại của gốc tự do, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Cải thiện tiêu hóa

Lá củ cải giàu chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Chất xơ kích thích nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, lá củ cải còn chứa các enzyme tiêu hóa, giúp phân hủy thức ăn hiệu quả hơn. Thêm lá củ cải vào thực đơn có thể giảm triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, giảm tình trạng sa búi trĩ, chảy máu trực tràng.

Phòng ngừa ung thư

Lá củ cải chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất glucosinolate có tác dụng phòng ngừa ung thư. Các chất chống oxy hóa ngăn chặn tác hại của gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, giảm nguy cơ ung thư. Glucosinolate được chuyển hóa thành các isothiocyanate, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Các loại ung thư mà lá củ cải có tiềm năng phòng ngừa:

- Ung thư đại trực tràng: Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng nhờ hàm lượng chất xơ cao và các isothiocyanate.

- Ung thư vú: Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú.

- Ung thư phổi: Giảm tổn thương phổi do khói thuốc gây ra, ngăn ngừa ung thư phổi.

- Ung thư dạ dày: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

CTV Thu Phương/VOV.VN (Biên dịch) Theo Lybrate

Nguồn VOV: https://vov.vn/bao-xuan/cu-cai-co-bo-phan-bo-duong-tua-nhan-sam-nguoi-viet-thuong-bo-di-ma-khong-hay-post1145782.vov
Zalo