Công thức làm sữa chua ngọt dịu, mịn sánh tại nhà cho ngày hè nóng bức

Hè về, sữa chua là món tráng miệng giúp giải nhiệt cơ thể tốt nhất. Tuy nhiên để làm ra một mẻ sữa chua ngon ngọt dịu, sánh mịn cần bỏ túi công thức dưới đây.

Hè về, sữa chua là món tráng miệng giúp giải nhiệt cơ thể tốt nhất. Tuy nhiên để làm ra một mẻ sữa chua ngon ngọt dịu, sánh mịn cần "bỏ túi" công thức dưới đây.

Trước tiên để làm được một mẻ sữa chua ngon, tỉ lệ thành công cao thì trước hết bạn cần chọn những con men cái tốt. Men cái được nhắc ở đây là men Lactic trong sữa chua. Vì vậy tốt nhất nên chọn những hộp sữa chua có hạn sử dụng gần ngày sản xuất nhất.

Ngoài ra, để men hoạt động tốt, trước khi làm sữa chua, cần để men về nhiệt độ phòng. Sữa tươi sử dụng có hàm lượng protein càng cao thì sẽ cho ra thành phẩm càng đặc và ngon hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Sữa đặc: 1 lon/ 1 hộp (380g)

Sữa tươi: 500ml

Sữa chua: 1 hộp

Nước sôi và nước để nguội

Dụng cụ thực hiện: Lọ thủy tinh hoặc hũ nhựa, tô, nồi,...

Lưu ý: Các lọ thủy tinh, hũ nhựa đựng sữa chua đều phải tráng qua nước sôi và để thật khô ráo trước khi cho sữa chua vào.

Cách làm sữa chua sánh mịn tại nhà

Bước 1: Pha sữa đặc

Đầu tiên, pha sữa đặc vào 1 chiếc tô với tỉ lệ: 1 lon sữa đặc (380g) + 1 lon nước sôi (đo bằng lon sữa), sau đó khuấy đều cho sữa đặc tan. Tiếp đến, cho vào hỗn hợp trên 1.5 lon nước sôi để nguội và tiếp tục khuấy đều. Sau khi sữa đặc đã hòa tan, bạn cho tiếp vào tô 500ml sữa tươi đã chuẩn bị và khuấy đều thêm một lần nữa.

Bước 2: Đun ấm sữa

Cho hỗn hợp sữa vừa pha vào nồi và đun ấm trong khoảng 80 độ. Khi thấy sữa sôi lăn tăn, bắt đầu có bọt khí ở viền nồi thì bạn tắt bếp và chờ hỗn hợp sữa nguội. Bạn không được đun sữa đến khi sôi hẳn vì sẽ làm sữa chua bị tách nước hoặc không thể chua.

Bước 3: Pha hỗn hợp sữa chua cái

Khi hỗn hợp sữa trong nồi đã nguội, cho sữa chua hộp đã chuẩn bị vào và khuấy đều, hỗn hợp giờ đây được gọi là men cái. Lưu ý, tuyệt đối không cho sữa chua vào nồi khi hỗn hợp chưa nguội, vì như vậy sẽ làm chết men và quá trình lên men sẽ không được như ý muốn.

Tiếp đó, lần lượt cho phần hỗn hợp sữa chua đã pha vào các lọ thủy tinh đã chuẩn bị và đem đi ủ.

Bước 4: Ủ sữa chua

Tùy thuộc vào điều kiện sẵn có, bạn có thể lựa chọn cách ủ sữa chua phù hợp nhất:

Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện: Cho các lọ sữa chua đã chuẩn bị trước đó vào nồi cơm điện, thêm một lượng nước ấm ngập khoảng 2/3 lọ sữa chua và bật chế độ ủ (keep warm). Giữ chế độ ủ ấm này trong 15 - 10p đầu, sau đó rút điện và ủ sữa chua từ 6 - 8 tiếng.

Ủ sữa chua với thùng xốp (thùng đá): xếp ngay ngắn các lọ sữa chua vào 1 chiếc thùng xốp. Cho thêm nước sôi vào thùng ngập khoảng 2/3 chiều cao các lọ sữa, đậy kín nắp thùng và ủ từ 7 - 8 tiếng. Lưu ý rằng nên hạn chế mở nắp thùng trong lúc ủ để giữ được nhiệt độ ổn định.

Bước 5: Thành phẩm

Sau khi ủ sữa sẽ thu được thành phẩm là sữa chua (yaourt) với kết cấu dẻo, sánh mịn, không bị tách nước, hương vị chua ngọt rất dễ ăn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để bảo quản sữa chua, bạn hãy cho chúng vào tủ lạnh và bảo quản ở nhiệt độ từ 4 - 8 độ C. Sữa chua có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng tốt nhất nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi làm.

Hoàng Ly (T/H)

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/cong-thuc-lam-sua-chua-ngot-diu-min-sanh-tai-nha-cho-ngay-he-nong-buc-d10599.html
Zalo