Công nhân khắc phục những vết mục nát trên cầu gỗ lim siêu sang ở Huế thế nào?

Đơn vị quản lý cử lực lượng đến thay thế, khắc phục những vị trí mục nát trên cầu cầu gỗ lim siêu sang trên sông Hương (TP Huế).

Sau bài phản ánh những vết mục nát trên cầu gỗ lim siêu sang ở Huế, Trung tâm Công viên cây xanh quận Thuận Hóa (TP Huế - đơn vị quản lý cây cầu) cử lực lượng đến kiểm tra và khắc phục những vị trí hư hỏng.

Theo Trung tâm Công viên cây xanh quận Thuận Hóa, sẽ có khoảng 51 thanh gỗ lim bị hư hỏng, mục nát cần thay thế với chiều dài từ 0,7m - 2,53m, rộng 15cm và dày 5cm. Những thanh gỗ mới được chở đến để thay thế những thanh gỗ bị hư hỏng, mục nát.

Số gỗ thay thế này theo đơn vị quản lý là nằm trong số lượng gỗ dự phòng của dự án cầu đi bộ lát gỗ lim trên sông Hương. Trước khi thực hiện thay gỗ mới, những người thợ sẽ thão dỡ những thanh gỗ hư hỏng, mục nát và làm sạch vị trí thay.

Xe chở những thanh gỗ mới để thay thế những vị trí hư hỏng mục nát trên cầu đi bộ lát gỗ lim trên sông Hương.

Xe chở những thanh gỗ mới để thay thế những vị trí hư hỏng mục nát trên cầu đi bộ lát gỗ lim trên sông Hương.

Lãnh đạo Công ty Công ty Cổ phần Thủy lợi Thừa Thiên - Huế (nay là TP Huế) cho biết, cầu đi bộ lát gỗ lim do đơn vị thi công trong thời gian từ năm 2017-2018. Nguyên nhân dẫn đến một số vị trí trên mặt cầu gỗ lim bị mục nát là do độ đồng đều của gỗ, những thanh xốp hơn sẽ chịu đựng thời tiết kém hơn.

Vật liệu làm cầu là gỗ tự nhiên nên chất lượng không đồng đều 100%. Đơn vị thiết kế cũng lường trước nên đề xuất Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) cấp trong dự án 200 thanh gỗ dự phòng.

Lãnh đạo UBND quận Thuận Hóa cho rằng, do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt nên xảy ra hư hỏng trên cầu gỗ lim là không tránh khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ hư hỏng không nhiều và các cơ quan liên quan luôn có phương án khắc phục.

Có khoảng 51 thanh gỗ lim hư hỏng cần phải thay thế.

Có khoảng 51 thanh gỗ lim hư hỏng cần phải thay thế.

Trước đó, Báo Điện tử VTC News có bài phản ánh tình trạng nhiều vị trí trên cầu đi bộ lát gỗ lim ở TP Huế hư hỏng, mục nát gây mất an toàn cho người dân và du khách.

Được biết, cây cầy này do cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) làm chủ đầu tư, được triển khai từ tháng 12/2017, đầu năm 2019 khánh thành, đưa vào sử dụng. Cầu dài 450m, rộng 4m với diện tích khoảng 2.443m2. Cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép, sàn lát gỗ lim Nam Phi, lan can bằng đồng, hệ thống điện chiếu sáng chịu nước…

Dự toán tổng chi phí gỗ lim lát sàn cho cầu là 5,14 tỷ đồng (bao gồm phần gỗ lim thành phẩm đã được xử lý (ngâm hóa chất, sấy...) và gia công, lắp dựng. Theo hồ sơ thiết kế của đơn vị tư vấn Hàn Quốc, nguồn gốc gỗ lim là nhập khẩu chính ngạch, hợp pháp từ Nam Phi, hoàn toàn không ảnh hưởng đến rừng và chủ trương của Chính phủ Việt Nam.

Nguyễn Vương

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/cong-nhan-khac-phuc-nhung-vet-muc-nat-tren-cau-go-lim-sieu-sang-o-hue-the-nao-ar925413.html
Zalo