Công nghệ sinh học: Nâng tầm giá trị nông sản Việt

Hội thảo 'Ứng dụng Công nghệ sinh học trong ngành chế biến lương thực thực phẩm' vừa diễn ra sôi nổi trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về Khoa học và Công nghiệp sinh học ngành Công thương tại TP.HCM - BIOTECH EXPO 2024.

Tham dự hội thảo có: ông Trần Long - Trưởng đại diện văn phòng phía nam Trung ương Hội Phát triển kinh tế Việt Nam – ASEAN; Tiến sĩ Bùi Hồng Quân - Giảng viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM; Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Nhi - Phụ trách bộ môn Công nghệ sinh học và Nông nghiệp chất lượng cao Trường Đại học Thủ Dầu Một; kỹ sư chuyên ngành Công nghệ thực phẩm Phạm Song Quyền - Phó giám đốc Công ty TNHH Nông Sinh Khang Nguyên cùng đại diện các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, sinh viên... trong nước và quốc tế.

Hội thảo thu hút sự tham dự từ đại diện các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, sinh viên... trong nước và quốc tế.

Hội thảo thu hút sự tham dự từ đại diện các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, sinh viên... trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Long - Trưởng đại diện văn phòng phía nam Trung ương Hội Phát triển kinh tế Việt Nam – ASEAN, cho biết: Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình tạo vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Hàng loạt các giải pháp đã được triển khai để Việt Nam có thể có bước phát triển nhanh về kinh tế, đủ sức hội nhập với kinh tế thế giới bằng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng mang lại, phù hợp với lộ trình cắt giảm phát thải khí CO2 để bảo vệ môi trường.

Tại TP.HCM, chính quyền thành phố đã triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”. Trong đó, chú trọng vai trò của công nghệ sinh học giúp nâng cao giá trị gia tăng nông sản Việt Nam.

Các chuyên gia đã trình bày, chia sẻ những thông tin, phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành chế biến lương thực thực phẩm tại hội thảo.

Tiến sĩ Bùi Hồng Quân - Giảng viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM trình bày tại tọa đàm.

Tiến sĩ Bùi Hồng Quân - Giảng viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM trình bày tại tọa đàm.

Theo Tiến sĩ Bùi Hồng Quân - Giảng viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, những công nghệ chế biến như lên men hay sấy thăng hoa đã giải quyết được vấn đề phải tập trung bán tươi các sản phẩm vào mùa vụ thu hoạch. Qua chế biến, những sản phẩm như mít sấy, chuối sấy, rau quả sấy,… không chỉ cho màu sắc đẹp mà còn giữ lại được các khoáng chất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các phương pháp chọn tạo và cải tiến giống, hỗ trợ chế biến,... nhằm cho ra các sản phẩm có chất lượng cao, gia tăng lợi nhuận mang lại cho người nông dân, nâng tầm giá trị nông sản Việt cũng được ông Bùi Hồng Quân chia sẻ tại hội thảo.

Trình bày về chủ đề Công nghệ sinh học mang lại cuộc cách mạng cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Nhi – Phụ trách bộ môn Công nghệ sinh học và Nông nghiệp chất lượng cao Trường Đại học Thủ Dầu Một khẳng định, sử dụng trực tiếp các hệ thống sinh học vào những quy trình sản xuất là phương thức tối ưu.

Công nghệ sinh học là cơ sở cho sự phát triển nông nghiệp bền vững, phù hợp với quy luật tự nhiên và không gây mất cân bằng sinh thái. Các phương pháp sản xuất bằng công nghệ sinh học mang lại nhiều lợi ích như: tiêu tốn ít năng lượng, ít gây ô nhiễm, tận dụng sự phân hủy sinh học,...

Bên cạnh đó, công nghệ sinh học giúp khai thác và tận dụng khả năng của tế bào, do đó nhiều cấu trúc, phản ứng, cơ chế của hoạt động sống tinh vi, chính xác và hoàn thiện hơn rất nhiều so với quy trình công nghiệp.

kỹ sư chuyên ngành Công nghệ thực phẩm Phạm Song Quyền - Phó giám đốc Công ty TNHH Nông Sinh Khang Nguyên chia sẻ tại hội thảo.

kỹ sư chuyên ngành Công nghệ thực phẩm Phạm Song Quyền - Phó giám đốc Công ty TNHH Nông Sinh Khang Nguyên chia sẻ tại hội thảo.

Tại hội thảo, kỹ sư chuyên ngành Công nghệ thực phẩm Phạm Song Quyền – Phó giám đốc Công ty TNHH Nông Sinh Khang Nguyên chia sẻ, nguyên liệu nông sản tác động đến chế biến sâu trong ngành thực phẩm, do đó ngay từ khâu trồng trọt cần phải chú ý chuỗi sản xuất để nguyên liệu đáp ứng các yêu cầu đảm bảo giá trị dinh dưỡng, khoáng chất và các thành phần có lợi cho sức khỏe cộng đồng.

Theo đó, chuỗi sản xuất cũng phải chú ý đến sự đa dạng và tùy biến đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và, khẩu vị và sở thích của người tiêu dùng. Thế nhưng, sản phẩm vẫn phải tạo được nét đặc trưng vùng miền, văn hóa và địa lý của từng địa phương. Bên cạnh đó, cũng cần tối ưu hóa chuỗi cung ứng, trong đó có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm không chứa gluten hay thực phẩm thay thế từ thực vật.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

Trong chuỗi sản xuất này, những vấn đề cần chú ý là chọn giống, kỹ thuật canh tác, quản lý sâu hại và dịch bệnh, quản lý tưới sẽ tác động đến chất lượng nguyên liệu nông sản. Các trang thiết bị hiện đại như thiết bị cảm biến cần được ứng dụng nhằm nhận biết chính xác các chỉ số đất, nước, môi trường không khí, khoáng chất cây trồng,... Các thiết bị ghi nhận chỉ số chất lượng như vật chất khô, hàm lượng nước hay lượng đường trong sản phẩm nông nghiệp,... cũng cần ứng dụng trong khâu thu hái, ông Phạm Song Quyền mạnh.

UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 42-CTrHĐ/TU ngày 21/6/2023 của Thành ủy TP.HCM về triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030 nền công nghệ sinh học của thành phố đạt trình độ tiên tiến trên các lĩnh vực quan trọng, là một trong những thành phố hàng đầu châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học trên địa bàn TP.HCM ngang tầm với các nước trong khu vực. Đồng thời, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, nguồn ngân sách đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

Để thực hiện mục tiêu trên, TP.HCM đã xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; Y - Dược; bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,…

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đồng thời tập trung xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu; phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học.

Hội thảo "Ứng dụng Công nghệ sinh học trong ngành chế biến lương thực thực phẩm" do CLB Báo chí và Truyền thông Xanh phối hợp tổ chức trong khuôn khổ sự kiện Triển lãm Quốc tế về Khoa học và Công nghiệp sinh học ngành Công Thương tại TP.HCM - BIOTECH EXPO 2024. Triển lãm diễn ra từ ngày 27 – 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), Q. 7, TP.HCM.

Không chỉ mang lại cơ hội để các doanh nghiệp giới thiệu những sản phẩm và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực công nghiệp sinh học, triển lãm còn là nơi để các doanh nghiệp trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi nhằm kịp thời tiếp cận, nắm bắt thị hiếu, xu hướng thị trường, đồng thời, thực hiện hoạt động kết nối giao thương thiết thực, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế.

Thiên Nhã

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/cong-nghe-sinh-hoc-nang-tam-gia-tri-nong-san-viet-461247.html
Zalo