Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Thực phẩm - Đồ uống
Trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo và cách tân trong các ngành kinh tế chủ lực năm 2025, Viet Research phối hợp với Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính) công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 - Ngành Thực phẩm - Đồ uống.
Đây là những doanh nghiệp có tiềm năng và hiệu quả kinh doanh tốt nhờ tăng cường áp dụng và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, cách tân.
Chương trình nhằm nâng cao nhận thức và tôn vinh tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo, cách tân trong phát triển đất nước và doanh nghiệp.
Danh sách VIE10 ngành Thực phẩm - Đồ uống và phương pháp nghiên cứu được đăng tải trên Cổng thông tin của Chương trình https://vie10.vn

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 – Ngành Thực phẩm - Đồ uống (https://vie10.vn)

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 – Ngành Thực phẩm - Đồ uống (https://vie10.vn)

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 – Ngành Thực phẩm - Đồ uống (https://vie10.vn)
“Không đổi mới, không sống sót”: Vì sao ngành F&B buộc phải sáng tạo để tồn tại?
Ngành Thực phẩm - Đồ uống (F&B) Việt Nam đang có bước tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp lớn cho kinh tế, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi nỗ lực đổi mới sáng tạo từ các bên liên quan. Cạnh tranh quốc tế và hội nhập cũng đặt áp lực lên doanh nghiệp F&B nội địa. Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do mở ra cơ hội xuất khẩu nhưng kèm theo yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm. Nếu không đổi mới, doanh nghiệp trong nước khó giữ vững thị phần ngay trên “sân nhà”. Đổi mới sáng tạo giúp cải thiện công nghệ sản xuất, bao bì, thương hiệu… từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh cả trong và ngoài nước.
Chuyển đổi xanh và áp lực an toàn thực phẩm là một lý do cốt lõi khác khiến đổi mới sáng tạo trở thành yêu cầu tất yếu. Đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa để ngành F&B Việt Nam thích ứng với thị hiếu mới, đứng vững trước cạnh tranh toàn cầu, thực hiện mục tiêu phát triển xanh và đảm bảo an toàn thực phẩm trong giai đoạn 2023–2025.
Thực phẩm mới cho người tiêu dùng mới: Cuộc đua sáng tạo từ nông trại đến bàn ăn
Trong lĩnh vực thực phẩm, các xu hướng đổi mới nổi bật những năm gần đây tập trung vào công nghệ chế biến, bao bì, dinh dưỡng và chuỗi cung ứng.
Công nghệ chế biến hiện đại: Nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh vào dây chuyền sản xuất tự động hóa và áp dụng công nghệ mới. Việc số hóa và tự động hóa trong nhà máy (ứng dụng IoT, robot) cũng dần phổ biến, giúp giám sát chất lượng và truy xuất nguồn gốc mọi công đoạn.
Bao bì thông minh và bền vững: Bao bì thông minh tích hợp cảm biến hoặc mã QR, RFID đang được thử nghiệm để theo dõi trạng thái sản phẩm theo thời gian thực, giúp người dùng kiểm tra nguồn gốc, độ tươi và xác thực hàng hóa. Vật liệu bao bì mới, thân thiện môi trường cũng đang là xu hướng tất yếu.
Sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm tốt cho sức khỏe: Xu hướng tiêu dùng hậu Covid-19 cho thấy người dân đề cao các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Thực phẩm dinh dưỡng, tăng cường vi chất (như bổ sung vitamin, khoáng, lợi khuẩn) và thực phẩm chức năng ngày càng phổ biến trong danh mục đổi mới của doanh nghiệp.
Thực phẩm “xanh”, sạch và hữu cơ: Thực phẩm hữu cơ - từ rau củ, thịt trứng sữa đến đồ uống hữu cơ - đang thu hút sự quan tâm lớn. Từ nông trại đến bàn ăn, “xanh-sạch” đã trở thành tiêu chí quan trọng định hướng hoạt động R&D của lĩnh vực thực phẩm.
Số hóa chuỗi cung ứng: Các doanh nghiệp F&B Việt Nam đang xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng thông minh nhằm tối ưu tồn kho, giảm đứt gãy và nhanh nhạy hơn với nhu cầu khách hàng.
Đồ uống không còn chỉ để “giải khát”: Khi sáng tạo định hình khẩu vị và lối sống
Đổi mới hương vị và công thức là điểm nhấn trong phân khúc này. Các hãng nước giải khát liên tục tung ra hương vị mới lạ để thu hút giới trẻ; nhiều dòng trà đóng chai bổ sung vị trái cây địa phương (trà vải, trà xoài) được ưa chuộng. Giảm đường, tăng “healthy” cũng là định hướng chủ đạo: xu hướng “better-for-you” buộc nhà sản xuất đồ uống phải cải tiến để giảm lượng đường, calo và bổ sung thành phần có lợi.
Cùng với sản phẩm, công nghệ chế biến và bảo quản đồ uống không cồn cũng được cải tiến liên tục. Các nhà sản xuất nước trái cây áp dụng công nghệ tiệt trùng UHT, thanh trùng lạnh, lên men tự nhiên… tiên tiến để kéo dài hạn dùng mà vẫn giữ hương vị tươi ngon. Nhiều doanh nghiệp đồ uống đã xây dựng nhà máy thông minh ứng dụng AI và robot trong đóng chai, đóng hộp để nâng cao độ chính xác và vệ sinh.
Đối với nhóm đồ uống có cồn, các doanh nghiệp bia đã chú trọng đổi mới hương vị nhằm theo kịp khẩu vị giới trẻ và xu hướng thế giới. Bên cạnh các dòng bia lager truyền thống, nhiều loại bia mới với hương vị độc đáo ra đời: từ bia lúa mì, bia IPA kiểu thủ công đến bia pha vị trái cây (chanh muối, bưởi) nồng độ cồn nhẹ. Xu hướng bia thủ công (craft beer) ảnh hưởng mạnh đến thị trường, buộc các hãng lớn phải linh hoạt hơn trong phát triển sản phẩm.
Xanh hơn - Số hơn - Cá nhân hơn: Bản đồ đổi mới F&B trong 5 năm tới
Theo khảo sát và nghiên cứu của Viet Research với các doanh nghiệp trong Danh sách Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 - Ngành Thực phẩm - Đồ uống, những năm tiếp theo, đổi mới sáng tạo trong F&B Việt Nam sẽ tiếp tục xoay quanh 05 trụ cột chính: tiêu dùng xanh, sản phẩm cá nhân hóa, chuyển đổi số, đổi mới bao bì và tích hợp sâu ESG.

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 – Ngành Thực phẩm - Đồ uống (https://vie10.vn)
Xu hướng tiêu dùng xanh sẽ ngày càng chủ đạo. Người tiêu dùng trẻ coi trọng môi trường sẽ ưu tiên các sản phẩm có bao bì sinh thái, quy trình sản xuất giảm phát thải và doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Do đó, các công ty F&B dự kiến đẩy mạnh hơn nữa sáng kiến xanh: sử dụng nguyên liệu hữu cơ, local hóa chuỗi cung ứng để giảm dấu chân carbon, áp dụng năng lượng tái tạo 100% và mục tiêu Net Zero sớm hơn kỳ hạn 2050 của quốc gia.
Thêm vào đó, với sự hỗ trợ của công nghệ dữ liệu và hiểu biết sâu hơn về dinh dưỡng, ngành F&B toàn cầu đang hướng tới cung cấp sản phẩm cá nhân hóa theo nhu cầu từng đối tượng khách hàng. Các doanh nghiệp sẽ thu thập dữ liệu về thói quen, sức khỏe của người tiêu dùng để phát triển những sản phẩm “đo ni đóng giày”. Ngoài ra, sự phát triển của in 3D thực phẩm có thể mở đường cho việc sản xuất đại trà các sản phẩm tùy chỉnh theo yêu cầu. Sản phẩm cá nhân hóa còn thể hiện ở bao bì – nhiều hãng cho phép khách đặt thiết kế nhãn chai riêng. Trong tương lai, mass customization (tùy biến đại trà) sẽ là chiến lược mà các công ty F&B áp dụng để vừa thỏa mãn cá tính người mua, vừa tận dụng hiệu quả sản xuất quy mô lớn.
Lễ Công bố và Vinh danh các doanh nghiệp trong Danh sách Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 - Ngành Thực phẩm - Đồ uống sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Innovation and ESG Summit 2025: Đổi mới sáng tạo - Kiến tạo tương lai bền vững tại Khách sạn Pullman, Hà Nội vào ngày 27 tháng 6 năm 2025 và được đăng tải tại cổng thông tin của Chương trình https://vie10.vn/ và trên các kênh truyền thông đại chúng.