Công an và Quân đội tổ chức tìm kiếm nạn nhân, trục vớt phương tiện gặp nạn tại cầu Phong Châu

Sáng 14/9, tại cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, mực nước trên sông Hồng (Sông Thao) tại khu vực cầu Phong Châu đã rút xuống mức dưới báo động số 1. Các lực lượng chức năng gồm Công an, Quân đội đã chủ động tổ chức tìm kiếm người và trục vớt các phương tiện gặp nạn.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Phú Thọ - Cơ quan thường trực về tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng phương án cụ thể, huy động lực lượng, phương tiện và tổ chức thực hiện việc tìm kiếm người, trục vớt phương tiện đảm bảo nhanh chóng, an toàn. Báo cáo Bộ Quốc phòng và Quân khu 2 hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện để thực hiện công tác tìm kiếm người và trục vớt các phương tiện gặp nạn.

Đại tá Nguyễn Hữu Phước, Phó giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ chỉ đạo lực lượng Công an tham gia rà soát khu vực cầu Phong Châu.

Đại tá Nguyễn Hữu Phước, Phó giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ chỉ đạo lực lượng Công an tham gia rà soát khu vực cầu Phong Châu.

Công an tỉnh Phú Thọ đảm bảo an ninh, an toàn, phân luồng giao thông cho các lực lượng đến tăng cường thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm người và trục vớt phương tiện. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các lực lượng khác tổ chức tìm kiếm người và trục vớt phương tiện đảm bảo an toàn. Xác định danh tính người bị mất tích sau khi tìm thấy để thông báo cho gia đình và địa phương đến tiếp nhận. Báo cáo Bộ Công an quá trình tìm kiếm người và trục vớt các phương tiện gặp nạn và đề nghị Bộ Công an hỗ trợ đối với những nội dung vượt quá khả năng của Công an tỉnh.

Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn; huy động phương tiện để trục vớt các phương tiện gặp nạn; phối hợp với các lực lượng của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 tổ chức lắp đặt cầu phao khi điều kiện cho phép. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Theo dõi sát về thời tiết và lũ trên sông Hồng, kịp thời phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các lực lượng tổ chức tìm kiếm cứu nạn. UBND các huyện Tam Nông và Lâm Thao: Chỉ đạo các lực lượng chức năng của huyện phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tổ chức tìm kiếm cứu nạn. Đảm bảo an ninh, an toàn trong khu vực tìm kiếm; bảo đảm nơi ăn, ở, khu vực để các phương tiện của các đơn vị đến tăng cường thực hiện nhiệm vụ.

Một số hình ảnh cuộc tìm kiếm.

Một số hình ảnh cuộc tìm kiếm.

* Huy động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn theo hiệp đồng của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

Ngày 14/9, dưới sự chủ trì của Đại tá Nguyễn Đình Cương, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Cơ quan Thường trực về tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh họp, thống nhất phương án triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn sự cố sập cầu Phòng Châu xảy ra lúc 10h ngày 9/9/2024.

Dự họp có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; Lữ đoàn 543, Quân khu 2; Lữ đoàn 249, Bộ Quốc phòng; lãnh đạo huyện Lâm Thao, Tam Nông.

Đại tá Nguyễn Đình Cương, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Cơ quan Thường trực về tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh họp.

Đại tá Nguyễn Đình Cương, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Cơ quan Thường trực về tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh họp.

Tại buổi làm việc, Đại tá Nguyễn Đình Cương đã triển khai các nội dung phân công nhiệm vụ tại Văn bản số 3801/UBND-NCKS ngày 13/9/2024 của UBND tỉnh về việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn sự cố sập cầu Phong Châu. Đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung thảo luận, thống nhiệm về công tác thực hiện phói hợp liên quan đến công tác cứu hộ, cứu nạn như: Huy động động lực lượng, tổ chức thực hiện việc tìm kiếm người, trục vớt phương tiện; công atsc xác định danh tính người bị nận; công tác đảm bảo an ninh, an toàn, phân luồng giao thông cho các lực lượng đến tăng cường thực hiện nhiệm vụ; tại khu vực tìm kiếm; bảo đảm nơi ăn, ở, khu vực để các phương tiện của các đơn vị đến tăng cường thực hiện nhiệm vụ; nắm tình hình việc lắp đặt cầu phao khi điều kiện cho phép.

Các ca nô chạy dọc bờ sông nỗ lực tìm kiếm.

Các ca nô chạy dọc bờ sông nỗ lực tìm kiếm.

Kết luận buổi làm việc, Đại tá Nguyễn Đình Cương nhấn mạnh, quá trình tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn sẽ phát sinh nhiều tình huống khó lường vì vậy các đơn vị tham gia phải phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Về lực lượng tìm kiếm sẽ do lực lượng Quân đội, Công an đảm nhiệm; sẽ huy động lực lượng thợ lặn của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH và 10 xuồng máy của các đơn vị để mở rộng phạm vi tìm kiếm xuống vùng hạ lưu.

Sở Giao thông vận tải chủ động phương tiện phối hợp với lực lượng chức năng làm công tác trục vớt phương tiện; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm chắc tình hình thời tiết, thủy văn, dòng chảy sông Hồng cung cấp thường xuyên cho lực lược tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Bộ CHQS tỉnh sẽ huy động lực lượng trực 24/24h sẵn sàng phối hợp với các đơn vị liên quan làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Quy trình trục vớt, xác định danh tính người bị nạn bảo đảm trình tự phục vụ công tác điều tra, xác minh và an ninh, an toàn.

Nỗ lực của các lực lượng chức năng.

Nỗ lực của các lực lượng chức năng.

Đại tá Nguyễn Đình Cương cũng giao UBND huyện Tam Nông bảo đảm công tác hậu cần và phối hợp với huyện Lâm Thao lập các lều bạt phục vụ công tác trục vớt người và phương tiện. Các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền, để người dân hiểu và phối hợp hợp với các ực lượng chức năng; tuyệt đối không để người nhà các nạn nhân tự ý thực hiện công tác tìm kiếm người bị nạn.

Trước đó, khoảng 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu bị sập 2 nhịp khiến 3 ô tô, 6 xe máy, một xe điện rơi xuống sông. 3 người đã được cứu, 8 người vẫn đang mất tích.

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng, nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông của tỉnh Phú Thọ, được đưa vào khai thác từ năm 1995. Cầu dài 375m, gồm 8 nhịp, các nhịp bên ngoài là dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, các nhịp chính bằng kết cấu dàn thép, các trụ cầu bằng bê tông cốt thép.

Xuân Mai

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/doi-song/cong-an-va-quan-doi-to-chuc-tim-kiem-nan-nhan-truc-vot-phuong-tien-gap-nan-tai-cau-phong-chau-i743971/
Zalo