Con làm toán 4+4+2=10 bị gạch sai, phụ huynh đi chất vấn nhưng nghe đáp án của cô giáo thì sốc
Người mẹ nghe đáp án cô giáo đưa ra thì càng thêm hoang mang.
Đối với các bé học tiểu học, dạng toán cộng trừ là dạng toán cơ bản mà đa số trẻ sẽ đều làm được, đặc biệt trong phạm vi từ 0 đến 10 thì điều này lại càng dễ dàng hơn và được thực hiện nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, đó là trường hợp bình thường, còn nếu rơi vào dạng đánh đố thì đến cả bố mẹ cũng “bị lừa” chứ đừng nói gì con trẻ.
Tiêu biểu như một bài toán từng gây ra tranh cãi dữ dội giữa các phụ huynh khi lan truyền trên các diễn đàn mạng xã hội, ai cũng tưởng dễ nhưng mà là dễ sai chứ không đơn giản như nhiều người vẫn tưởng.
Cụ thể, đề bài toán yêu cầu học sinh nhìn hình vẽ minh họa đã cho sẵn và tìm phép tính thích hợp để điền vào các ô trống, từ đó hoàn thành phép tính đúng nhất. Học sinh sẽ điền dấu cộng, trừ, nhân, chia thích hợp vào 2 ô tròn và điền số thích hợp vào 4 ô vuông.
Thoạt nhìn, chắc chắn nhiều học sinh sẽ cảm thấy bài toán này rất đơn giản, trong hình là 1 đàn gà được chia thành 3 tốp. Tốp đầu tiên từ trái sang phải có 4 con, tốp thứ hai ở giữa có 4 con và tốp cuối có 2 con. Như vậy, không phải suy nghĩ nhiều mà chỉ cần thực hiện phép tính cộng là đã cho ra kết quả, chính vì vậy mà đa phần học sinh đều nhanh chóng viết đáp án là "4 + 4 + 2 = 10", tương ứng với các khoảng trống mà đề bài cho.
Tuy nhiên, bài làm của học sinh đã bị cô giáo gạch sai và đáp án đúng cô đưa ra khiến không ai ngờ tới là “8 - 4 + 2 = 6”. Đây là kết quả mà phụ huynh sau khi xem bài tập của con đều hoang mang, không phục và họ khẳng định rằng giáo viên có sự nhầm lẫn nào đó.
Hôm sau, một phụ huynh đã trực tiếp đến trường để chất vấn cô giáo, thế nhưng sau khi nghe cô giải thích thì phụ huynh này càng thêm phẫn nộ. Phụ huynh cho rằng, bọn trẻ mới học tiểu học mà đã đối diện với dạng toán đánh đố lắt léo thế này thì quá làm khó chúng rồi. Đến cả người lớn như bố mẹ còn sai, còn bó tay thì huống hồ gì tụi trẻ nhỏ.
Theo đó, cô giáo đã phân tích như sau: Trước khi đưa ra phép tính thì học sinh cần tư duy, nhìn kỹ vào hình minh họa để phát hiện điểm đặc biệt, đó là phân tích “hướng đi” của những chú gà này. 2 con gà phía bên phải quay mặt hướng vào trong, 4 con gà ở giữa lại quay mặt vào phía 2 con gà này, vậy nên chúng tạo thành một tốp. Còn 4 con gà phía bên trái quay lưng với số gà còn lại như đang chuẩn bị đi ra chỗ khác, tách đàn. Vì vậy, kết quả của bài toán là “8 - 4 + 2 = 6" mới đúng, chứ không phải là "4 + 4 + 2 = 10".
Đây là bài toán tiểu học tưởng dễ nhưng nào ngờ lại tạo ra “làn sóng” tranh cãi dữ dội giữa các phụ huynh.
Qua những câu chuyện thực tế trên, càng thấy rõ được rằng toán dành cho học sinh tiểu học dễ rất dễ nhưng khó cũng rất khó dành cho những bài toán phân loại học sinh. Chính vì thế hơn hết chính các em học sinh phải là người vô cùng cẩn thận khi làm bài để không bị sai, mất điểm oan vì những lỗi như thế này. Các bậc phụ huynh cũng cần nhắc nhở con em mình:
Hãy đọc kỹ đề bài và câu hỏi yêu cầu
Cha mẹ nên cho con hình thành thói quen tốt đó là đọc đi đọc lại câu hỏi và tìm ra thông tin chính từ câu hỏi, có thể bắt nguồn từ một số số liệu cụ thể được liệt kê.
Tìm xem có lỗ hổng, "câu lừa" nào không
Không có gì là tuyệt đối và ngay cả giáo viên cũng mắc lỗi nên khi cha mẹ phát hiện bài tập về nhà của con mình có gì đó không ổn, đừng hoàn toàn tin rằng vấn đề đó là đúng. Trước tiên, bạn nên phân tích câu hỏi theo phán đoán của bản thân, sau khi xác nhận câu hỏi đó đúng, hãy cho trẻ một số gợi ý để trẻ hoàn thành bài tập. Nếu thực sự có một số sơ hở trong câu hỏi này, cha mẹ nên trực tiếp giải thích vấn đề và đừng để trẻ lãng phí thời gian.
5 phản ứng bố mẹ cần tránh khi con làm sai bài tập:
- Quát mắng: Thay vì giúp con hiểu rõ lỗi sai và cách sửa chữa, việc này chỉ khiến con sợ hãi, lo lắng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin và hứng thú học tập.
- So sánh con với bạn bè, anh chị em: Điều này gây tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình kém cỏi và bất lực. Thay vì tạo ra sự ganh đua, bất hòa trong gia đình, bố mẹ nên tập trung vào việc giúp con phát triển bản thân.
- Chê bai, hạ thấp năng lực của con: Điều này không những không giúp con tiến bộ mà còn khiến con mất động lực học tập, cảm thấy mình không có khả năng. Thay vì làm tổn thương tâm lý con, bố mẹ nên khích lệ, động viên con, giúp con tự tin hơn vào bản thân.
- Làm bài tập hộ con: Thay vì giúp con rèn luyện kỹ năng tự học, giải quyết vấn đề, việc này khiến con ỷ lại, không tự giác học tập. Bố mẹ nên hướng dẫn con cách giải bài tập, giúp con hiểu rõ kiến thức và cách thức giải bài tập.
- Bỏ mặc, không quan tâm đến con: Điều này khiến con cảm thấy mình không được quan tâm, không được hỗ trợ, từ đó mất động lực học tập. Thay vì bỏ mặc, bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện, động viên và hỗ trợ con, giúp con tự tin hơn trong việc học.