Con chữ 'thắp sáng' ước mơ (kỳ 2)

Với người dân ở các tỉnh miền xuôi, vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi, việc nuôi dạy các con học hành, đỗ đạt là chuyện bình thường. Nhưng với cộng đồng người dân tộc Mông ở tỉnh vùng cao, biên giới như Điện Biên, nhất là những nơi xa xôi như Phình Giàng thì đó là cả một quá trình đầy gian nan.

Bài2: Tự mình thay đổi đời mình

Bài 1: Ký ức gian khó

Không phải ngẫu nhiênmà người dân trong xã, khi nhắc đến chuyện học, thường nhắc đến ông Cứ A Pó, mộtngười đàn ông mù chữ, nghèo đến tận cùng, nhưng lại là người “thắp lửa”cho ước mơ học hành của 3 người con trai, giúp các con thoát ly khỏi vòng vây của hủ tục, đói nghèo.

Ông Cứ A Pó và vợ là Cứ Thị Cho chuẩn bị lên nương.

Ông Cứ A Pó và vợ là Cứ Thị Cho chuẩn bị lên nương.

Hỏi về chuyện học hànhcủa con, ông Pó chỉ cười hiền, tay xoa mái đầu đã điểm sương: “Đời mình khổ,không biết chữ, nên chỉ biết dặn con cố mà học thôi.” Nghèo đến mức không có nôỉthứ gì trong nhà để bán, ông từng phải bán trước một con trâu chưa chào đời vơígiá 5 triệu đồng. Sau này, khi trâu mẹ sinh con, gia đình ông vẫn phải nuôi lớntrâu con đến một tuổi mới được giao cho người mua – một cách vay trả bằng sinhkế đầy tính "tạm ứng cuộc đời" của người vùng cao.

Vậy nhưng, giữa khốnkhó, ông vẫn vững niềm tin cho con đến trường học, bởi ông Pó biết rõ rằng nếu các con không học, sau này sẽ lại khổ như mình. Ông đã không thể viếttên mình, nhưng lại vẽ tương lai cho cả gia đình bằng sự hysinh âm thầm và tình yêu thương vô điều kiện.

Ba người con của ông làCứ A Thái, Cứ A Tính và Cứ A Tỉnh đều đã vươn lên từ con chữ. Từ những đêm họcbên ngọn đèn dầu leo lét, từ những ngày cuốc đất trên nương, các em đã thi đỗvào những ngôi trường thuộc hệ thống đào tạo chuyên nghiệp hàng đầu trong cả nước.Cứ A Thái hiện là sĩ quan quân đội; Cứ A Tính là cán bộ công an; còn em út Cứ ATỉnh đang theo học Học viện Cảnh sát Nhân dân. Ba đứa trẻ nghèo đói năm nào giờ đã trởthành niềm tự hào của bản, của xã.

Với bản chất thật thà củamột người cha dân tộc Mông, ông Pó dạy con bằng những điêùđơn giản nhất, chính đời sống khốn khó là một bài học. Mỗi lần con được nghỉ học,ông lại đưa con lên nương cùng để hiểu cái nhọc nhằn của lao động,để khi đến lớp con thấy “học chữ” là con đường duy nhất đổi đời. Trên vùng đất dốc này, bà con quanh năm chỉ biết làm nương, chọc lỗ trahạt, một cơn mưa là rửa trôi hết đất màu. Mùa màng chủ yếu phụthuộc vào ông trời, vậy mà nuôi được 3 đứa con đi học thì ở cái đấtPhình Giàng này mấy ai “dám” nghĩ đến đâu!

Khi chúng tôi bày tỏ muốnông Pó chia sẻ kinh nghiệm giúp con học giỏi, vượt khó đến trường, ông cười hiềnbảo: “Kinh nghiệm gì đâu cô ơi, đời mình khổ quá nên bảo con cố mà học chữthôi.” Khiêm tốn vậy chứ chuyện ông từng mời phát biểu chia sẻkinh nghiệm cách dạy con trong buổi họp phụ huynh của lớp, giờ nhắc lại nhiêùphụ huynh vẫn nhớ như in.

Buổi họp phụ huynh ấy ông Pó đến muộn,áo đẫm mồ hôi, trên lưng vẫn là gùi măng và rau rừng. Lúc các phụ huynh lầnlượt ký tên vào danh sách dự họp, theo yêu cầu của giáo viên, thâyống Pó xoay xuôi xoay ngược tờ giấy, cô giáo tưởng ông không tìm thấy tên connên chỉ cho ông. Bất ngờ, ông ngượng ngùng nói: “Cô giáo… tôi không biết chữ!”Cô giáo chỉ “à” một tiếng rất khẽ, căn phòng họp im lặng một nhịp. Rồi khi côgiáo gọi ông lên chia sẻ kinh nghiệm dạy con, ông lúng túng, giọng ngắt quãng,run run nói: “Tôi không biết cách dạy, chỉ biết khuyên con học để sau không phảilàm nương như bố. Thấy con làm bài nhanh thì tôi biết bài dễ. Thấy nó vò đầu,nhìn lên nóc nhà là tôi biết nó đang bí. Tôi cứ ngồi bên con vậy thôi. Khicùng các con gieo lúa trên nương, tôi hay nhắc lại câu nói của Bác Hồ cho chúngnghe “Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ.” Cả căn phòng im phăng phắc rồi vỡ òa trong tiếng vỗ tay – dương như ai cũng thấy mình đượcsoi sáng bởi sự chân thành của ông Pó.

Ông Cháng Phổng Thái,Phó Chủ tịch UBND xã Phình Giàng chia sẻ: “Gia đình ông Cứ Vả Pó là trường hợpđiển hình ở địa phương về việc vượt khó nuôi con ăn học thành tài. Tấm gương cuaổng không chỉ thay đổi nhận thức của người dân trong bản mà còn là động lực đểchúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động học sinh đến lớp, xóa bỏ tình trạngbỏ học, tảo hôn còn rải rác ở một số bản.”

Hội Khuyến học xã PhìnhGiàng cũng đã nhiều lần tuyên dương gia đình ông Pó là “Gia đình học tập tiêubiểu cấp xã”. Ở các cấp học, ba anh em Cứ A Thái, Cứ A Tính và Cứ A Tỉnh đượcnhận học bổng từ các chương trình hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó của huyện và tỉnh,như một sự khích lệ tinh thần lớn lao trên hành trình học tập.

Tranh thủ thời gian được nghỉ ở đơn vị, Cứ A Thái về giúp bố mẹ việc nhà.

Tranh thủ thời gian được nghỉ ở đơn vị, Cứ A Thái về giúp bố mẹ việc nhà.

Lâu nay, dân bản Pa Cá coi ông Pó như điểm tựa tinh thần để động viên con cháu học tập. Như lời chia sẻ của ông Cứ A Hua: “Ngày trước, ông Pó nghèo, con học nhiều, aicũng bảo “rồi cũng bỏ thôi”, nhưng bây giờ ai cũng phục. Con ông đi học thành cán bộ,có việc làm ổn định, cả bản nhìn vào đó mà động viên con cái cố gắng theo. Tôi cũng bảo conmình cố học, không phải để làm ông nọ bà kia mà để biết đọc biết viết, không bịlừa, không bị tụt lại như cha mẹ mình. Động lực ấy đã giúp con trai tôi nỗ lực học tập và thi đỗ vào Học viện Biên phòng.”

Có thể nói, gia đìnhông Cứ A Pó không chỉ là một “phép màu” nhỏ của riêng Phình Giàng, mà còn làtia sáng dẫn đường cho hàng trăm hộ người Mông khác, những người từng nghĩhọc hành chỉ là chuyện xa xỉ. Giờ đây, nhiều bậc phụ huynh trong xã đã chuyển suy nghĩ “học để làm gì” sang “phải học để đổi đời”. Đó chính là giá trị lớnnhất mà ông Pó và các con đã và đang lan tỏa trên những triền núi cao Phình Giàng.

Hiện nay, ngôi nhà nhỏcủa ông Pó đã được dựng lại bằng tiền lương các con gửi về. Gian giữa là nơitrang trọng nhất treo đầy Bằng khen, Giấy khen từ những năm tháng học trò củaba người con trai. Đó là minh kết quả của một hành trình bền bỉ, âm thầm nhưngý nghĩa, nơi con chữ thực sự đã “thắp sáng” giấc mơ đổi đời.

Giữa núi rừng mây phủ, điều quý giá nhất không phải là sự giàu có, mà là những người như ông CứA Pó, những người không biết chữ nhưng đã hiểu rất rõ giá trị của chữ. Họ là nhữngngười lặng lẽ thắp lửa, giữ lửa cho những giấc mơ vươn ra khỏi bóng núi!

Bài, ảnh: Tú Trinh

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/giao-duc/con-chu-thap-sang-uoc-mo-ky-2
Zalo