Coca-Cola gây ô nhiễm nhựa nhiều nhất thế giới, người tiêu dùng kêu gọi tẩy chay
Coca-Cola là tập đoàn đồ uống hàng đầu thế giới đang hứng phải làn sóng chỉ trích của người tiêu dùng bởi lượng rác thải nhựa khổng lồ mà hãng này thải ra môi trường hàng năm, chiếm đến 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu năm 2024.
Theo tờ The Guardian, công ty sản xuất khoảng 3 triệu tấn bao bì nhựa mỗi năm, tương đương với con số đáng kinh ngạc là 200.000 chai/phút. Mỗi năm, tập đoàn này tiêu thụ và phân phối hơn 100 tỷ chai nhựa dùng một lần. Phần lớn trong số này không được tái chế đúng cách, mà thay vào đó kết thúc hành trình trong các bãi rác, sông suối và đại dương. Điều đó lý giải cho việc đây là năm thứ 6 liên tiếp, hãng nước ngọt này xếp vị trí đầu tiên trong danh sách thương hiệu gây ô nhiễm nhựa nhiều nhất thế giới.

Đến năm 2030, ước tính có 602 triệu kg chất thải nhựa từ các sản phẩm của Coca-Cola thải ra môi trường. Ảnh: P.V
Dự báo mới nhất của Oceana (tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn đại dương có trụ sở tại Mỹ) cho thấy đến năm 2030, ước tính 602 triệu kg chất thải nhựa từ các sản phẩm của Coca-Cola, có thể đổ vào các vùng biển và hệ thống nước trên thế giới hằng năm.
Sau khi số liệu được công bố, người tiêu dùng toàn cầu đã dấy lên làn sóng chỉ trích và kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của công ty này.
Trước động thái đó, Coca-Cola cho biết đã triển khai một số sáng kiến giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Công ty đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng tái chế và cam kết đến năm 2030 sẽ thu gom và tái chế số lượng chai tương đương với những gì đã bán ra.
Hằng năm, trên thế giới, có tới 300 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra môi trường. Riêng ở Việt Nam, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, phần lớn trong số đó là có túi nylon. Trung bình, mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nylon mỗi tháng. Hơn 80% trong số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần…