Có một sơ hở trong Tây Du Ký được học sinh tiểu học chỉ ra, các học giả thẳng thắn nói: 400 năm qua chưa có ai phát hiện!

'Tây Du Ký' của tác giả Ngô Thừa Ân là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Hoa. Nó còn được mệnh danh là Tứ đại danh tác của Trung Quốc cùng với 'Hồng Lâu Mộng', 'Tam Quốc Diễn Nghĩa' và 'Thủy Hử'.

Suốt hơn 400 năm kể từ thời điểm phát hành đại kiệt tác Tây Du Ký, nó đã được biên soạn thành nhiều phiên bản phim truyền hình khác nhau để mọi người thưởng thức. Trong số đó, Tây Du Ký phiên bản 1986 là một trong những tác phẩm kinh điển, có thể nói là ký ức tuổi thơ của rất nhiều người.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trên thực tế, không thể phủ nhận về cái hay của cuốn sách Tây Du Ký, thế nhưng liệu tác phẩm kinh điển này có tồn tại lỗ hổng? Câu trả lời hẳn nhiên là có.

Đã có khá nhiều độc giả của Tây Du Ký chỉ ra lỗi sai tồn tại trong tác phẩm này, một trong số đó là cô bé Mã Tư Tề. Đáng chú ý hơn cả, Mã Tư Tề đã chỉ ra điểm vô lý mà hầu hết người đọc Tây Du Ký đều bỏ qua, khi đó cô bé mới chỉ 11 tuổi. Điều này khiến các chuyên gia, học giả phải sửng sốt.

Vì rất yêu thích Tây Du Ký nên Mã Tư Tề đã xem đi xem lại rất nhiều lần. Cũng chính vì thế cô bé phát hiện ra một vấn đề, đó chính là bữa ăn của thầy trò Đường Tăng trên hành trình thỉnh kinh dường như không có thay đổi.

Cụ thể hơn, trong Tây Du Ký, 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh từ đông thổ Đại Đường tới Tây phương. Hành trình vô cùng xa xôi và trải dài qua nhiều khu vực khác nhau. Vì phạm vi trải rộng như vậy nên chắc chắn, thói quen và tập tục sinh hoạt của người dân đều có sự khác biệt, được thể hiện rõ nét nhất trên phương diện ẩm thực.

Thế nhưng Tư Tề lại phát hiện thầy trò Đường Tăng đi tới đâu đều cùng ăn những thực phẩm giống hệt ngày này qua ngày khác. Thông thường món ăn của họ chỉ gồm cơm trắng, rau xanh, nấm, mộc nhĩ, đậu phụ và màn thầu. Hóa ra, tác giả của Tây Du Ký - Ngô Thừa Ân là người Hoài An, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), vì vậy vị tác giả đã đưa hẳn những món quen thuộc của vùng miền mình sinh sống vào tác phẩm.

Mã Tư Tề đã viết ra câu hỏi của mình và tiến hành phân tích cụ thể, được giáo viên đánh giá cao. Sau khi nhận được sự chấp thuận, giáo viên đã đăng bài phân tích này của Mã Tư Tề lên mạng xã hội, đồng thời khen ngợi khả năng quan sát và suy nghĩ độc lập của cô bé. Không ngờ, câu chuyện này lại thu hút sự chú ý của các chuyên gia văn học. Họ đều công nhận Mã Tư Tề là một đứa bé có khả năng khám phá tuyệt vời. Từ thời điểm tác phẩm ra đời (năm 1590) cho đến khi Tư Tư đăng bài viết (năm 2018), chưa có ai từng lên tiếng chỉ ra lỗ hổng này trong suốt hơn 400 năm.

Các món ăn thầy trò Đường Tăng ăn đều là ẩm thực quê hương của Ngô Thừa Ân (huyện Liên Thủy, Hoài An, tỉnh Giang Tô), thậm chí là món Ngô Thừa Ân thích ăn. Một tác phẩm nổi tiếng như Tây Du Ký kể lại hành trình dài, thám hiểm nhiều nơi mà chỉ có một hệ ẩm thực thì quả thực là một lỗ hổng rất lớn.

Theo Thương hiệu và Pháp luật

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/co-mot-so-ho-trong-tay-du-ky-duoc-hoc-sinh-tieu-hoc-chi-ra-cac-hoc-gia-thang-than-noi-400-nam-qua-chua-co-ai-phat-hien/20241216114648218
Zalo