Cơ hội nào cho học sinh không đỗ lớp 10 công lập?

Sau khi trượt lớp 10 trường công lập, các em còn cơ hội học tập nào? Đây là câu hỏi của nhiều gia đình có con không đủ điểm đỗ lớp 10 công lập năm nay.

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập ở Hà Nội. Năm nay, toàn thành phố có khoảng 133.000 học sinh tốt nghiệp THCS, tăng hơn 5.000 em so với năm ngoái. Trong đó, có gần 106.000 học sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 công lập. Dự kiến, khoảng 81.000 học sinh được tuyển vào trường công lập (chiếm hơn 60%) còn khoảng 51.000 học sinh phải có lựa chọn khác.

Lựa chọn nào cho thí sinh?

Có nhiều năm đồng hành cùng học sinh qua các kỳ thi, cô Nguyễn Hồng Lan - giáo viên dạy Ngữ văn tại Hà Nội cho rằng, nếu không đỗ vào các trường công lập, các em học sinh vẫn còn nhiều cơ hội ở các trường dân lập và trường nghề.

"Việc không may trượt lớp 10 công lập là điều hoàn toàn bình thường. Nếu gia đình có điều kiện về tài chính có thể cho con theo học trường tư thục hoặc vào trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên… cũng là lựa chọn khá ổn. Trường nghề sẽ giúp các em có cơ hội tiếp xúc với nghề nghiệp sớm hơn, cơ hội việc làm cũng rộng mở".

Theo cô Lan, với những em học sinh chẳng may không đỗ vào lớp 10 công lập thì chính các em là người buồn nhất. "Do vậy, thay vì mắng mỏ, so sánh, tạo áp lực thì cha mẹ nên đồng cảm, động viên con, giúp con vượt qua cú sốc tâm lý này".

Nhắn gửi với phụ huynh, TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) khuyến nghị, đừng quy tội khi trẻ thi không trúng tuyển vào lớp 10 công lập. Có những em không đỗ vào trường công nhưng sau đó đã trưởng thành. Vì thế phụ huynh hãy coi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là một cuộc chơi thử sức. Cuộc chơi này chưa thành thì cuộc chơi sau sẽ thành.

"Thay vì áp lực, phụ huynh hãy dạy trẻ biết đứng lên, tạo điều kiện cho chúng bước tiếp. Theo đó, việc chọn trường phù hợp lúc này là bài toán quan trọng nhất. Phụ huynh nên động viên trẻ tiếp tục rèn luyện, tiếp thêm ý chí, nghị lực để làm tốt hơn ở lần sau", TS. Nguyễn Văn Hòa chia sẻ.

Năm học 2024 - 2025, TP. Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh, đáp ứng nguyện vọng học tập của 100% học sinh tốt nghiệp THCS.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, thành phố hiện có nhiều loại hình trường để học sinh tốt nghiệp THCS có thể lựa chọn, bao gồm trường công lập, tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng… Trong các loại hình trường, chỉ tiêu vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024 - 2025 chiếm khoảng 60%.

Nếu không đủ điều kiện dự tuyển vào lớp 10 trường công lập, học sinh có thể tham khảo, đăng ký dự tuyển vào các loại hình trường khác. Nhiều trường phổ thông tư thục đã thông báo về tuyển sinh năm học 2024 - 2025. Phụ huynh học sinh đăng ký dự tuyển theo hình thức trực tuyến, không phải trực tiếp đến trường xếp hàng như các năm trước.

Dưới đây là những chỗ học gợi ý cho học sinh nếu không giành suất vào lớp 10 trường công lập:

Nếu không đủ điểm trúng tuyển lớp 10 trường công lập, học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các trường tư thục có sử dụng điểm thi lớp 10:

Năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội xét duyệt 15.220 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chương trình giáo dục thường xuyên cho các trường trung cấp, cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố:

Năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội xét duyệt 15.220 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chương trình giáo dục thường xuyên cho các trường trung cấp, cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố:

Sở GD&ĐT Hà Nội giao cho 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tuyển mới 11.540 học viên:

Sở GD&ĐT Hà Nội giao cho 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tuyển mới 11.540 học viên:

Đỗ Vi

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/co-hoi-nao-cho-hoc-sinh-khong-do-lop-10-cong-lap-169240702075218739.htm
Zalo