Cô giáo trường chuyên biệt: 'Hạnh phúc của cô là thấy các em hòa nhập, trưởng thành'

Chúng tôi rời khỏi phòng của cô hiệu phó, trở về thành phố và trong lòng mênh mang xúc động. Vừa đi đường, vừa suy nghĩ, trò chuyện với cô Hằng hơn một tiếng đồng hồ, cô trăn trở nhiều điều về định kiến xã hội với trẻ em khuyết tật, về chương trình giáo dục đặc biệt, về hoàn cảnh khó khăn của nhiều em học sinh… nhưng chưa một lời than về những vất vả của người giáo viên trường chuyên biệt.

Sát ngày 20/11, chúng tôi có dịp ghé thăm một ngôi trường đặc biệt - Trường Chuyên biệt Bình Minh (Đông Anh, Hà Nội). Trường hiện có 101 học sinh gồm 29 em khiếm thính và 72 em khuyết tật trí tuệ (chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, tăng động giảm chú ý…).

Sát ngày 20/11, chúng tôi có dịp ghé thăm một ngôi trường đặc biệt - Trường Chuyên biệt Bình Minh (Đông Anh, Hà Nội). Trường hiện có 101 học sinh gồm 29 em khiếm thính và 72 em khuyết tật trí tuệ (chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, tăng động giảm chú ý…).

Đến trường Bình Minh vào thứ Hai đầu tuần, bất ngờ đầu tiên của tôi là thấy các em học sinh khiếm thính đánh trống chào cờ và hát Quốc ca. Các em hát Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu, nhưng khiếm thính thì sao có thể đánh trống chào cờ? Sau trò chuyện với cô Hằng – hiệu phó nhà trường, hóa ra không phải mình tôi suy nghĩ như vậy. Trước đây, cô hiệu trưởng từng đi xin tài trợ bộ trống để dạy các em đánh trống chào cờ, nhiều đơn vị từ chối cũng bởi không tin học sinh khiếm thính làm được điều ấy. Cô hiệu trưởng đành xin lại bộ trống cũ của một trường trung học, dạy các em. Một năm sau, Trường Chuyên biệt Bình Minh tổ chức lễ khai giảng, các vị lãnh đạo đến dự và bất ngờ khi thấy các em đánh trống như bao mái trường khác, huyện đoàn Đông Anh đã tặng trường bộ trống mới.

Bảng hướng dẫn hát Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu được treo ở các lớp học.

Bảng hướng dẫn hát Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu được treo ở các lớp học.

Chuyện hàng lối ngay ngắn, học sinh chăm chú ngồi dự lễ chào cờ hay sinh hoạt đầu tuần là chuyện bình thường tại các trường học. Nhưng với ngôi trường của các em học sinh tăng động, tự kỷ… thì việc giữ cho các em ngồi yên tại ghế cũng là một thử thách. Đây là điều bất ngờ thứ hai của tôi. Các cô giáo không có chiếc bàn nào để ngồi ‘dự’ mà luôn chân luôn tay, kè kè bên lớp của mình vì thi thoảng tôi lại thấy có em học sinh ‘động thủ’ với bạn ngồi cạnh hoặc ‘thi chạy’ với giáo viên chủ nhiệm.

Sau giờ chào cờ, các em quay trở lại lớp học. Trường Chuyên biệt Bình Minh có ba dãy nhà, một dãy nhà hiệu bộ, hai dãy còn lại, một bên là các lớp học dành cho học sinh khiếm thính, một bên là các lớp dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ.

Sau giờ chào cờ, các em quay trở lại lớp học. Trường Chuyên biệt Bình Minh có ba dãy nhà, một dãy nhà hiệu bộ, hai dãy còn lại, một bên là các lớp học dành cho học sinh khiếm thính, một bên là các lớp dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ.

Chúng tôi gặp Cô Nguyễn Thu Hằng – Phó Hiệu trưởng nhà trường, cô niềm nở tiếp đón, hướng dẫn chúng tôi tham quan trường. Trùng hợp, ngày chúng tôi đến, trường tổ chức hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Hôm nay, các em học sinh sẽ làm những tấm thiệp, vẽ những bức tranh dành tặng các thầy cô.

Đang trò chuyện cùng cô Hằng thì một cậu bé bất ngờ đứng trước mặt tôi. Cậu tò mò về chiếc máy ảnh, rụt rè tiến lại gần, nhìn tôi và chỉ nói bập bẹ “anh ơi”. Cô Hằng giới thiệu, bạn này tên là Tỉnh, chậm phát triển trí tuệ nên không nói được nhiều. Tôi làm quen với Tỉnh, cho em cầm chiếc máy ảnh. Tỉnh thích thú khám phá rồi, vui vẻ nhảy nhót khắp sân trường đến mức…rách cả đũng quần. Chúng tôi, cả em Tỉnh và cô giáo được một phen cười lớn.

Những người thầy đặc biệt

Chúng tôi đến các lớp học dành cho các em học sinh khuyết tật trí tuệ, nơi các cô giáo trước khi truyền đạt kiến thức thì phải làm một nhiệm vụ ‘bất khả thi’ đó là kiểm soát sự mất kiểm soát của những đứa trẻ đặc biệt. Trong một lớp học, có những em mắc chứng chậm phát triển trí tuệ, có em mắc chứng tự kỷ, tăng động... Nhiều em giao tiếp còn khó khăn và đôi khi, những đứa trẻ đặc biệt ấy không thể kiểm soát được hành vi.

Tôi được nghe kể về nhiều trường hợp khiến các cô phải ‘đau đầu’. Một em học sinh bị chứng sợ tiếng nhạc, cứ nghe thấy nhạc là sợ hãi, tìm chỗ trốn. Có em tăng động hay đánh bạn bè, có em khác ‘sơ hở’ là tìm các cô để khóc, mè nheo... Vậy nên nhiệm vụ đầu tiên, các cô phải giữ ‘an ninh trật tự’ trong lớp rồi mới tiếp tục nhiệm vụ gieo con chữ.

Lớp học dành cho các em học sinh khuyết tật trí tuệ.

Lớp học dành cho các em học sinh khuyết tật trí tuệ.

Thú thật, khi tôi đến lớp học, các cô giáo không muốn tôi nhắc đến những hình ảnh ấy, trước ống kính, các cô muốn các con là những trò ngoan. Thế nhưng, tôi hiểu, chuyện gọi em này vào lớp thì không thấy em kia là những điều hằng ngày các cô phải đối mặt.

Trong lớp, mỗi em một màu sắc, một tính cách và ‘tình trạng’ khác nhau. Cô giáo như người mẹ đông con, hiểu từng đứa con để các con “hợp tác”.

Trong lớp, mỗi em một màu sắc, một tính cách và ‘tình trạng’ khác nhau. Cô giáo như người mẹ đông con, hiểu từng đứa con để các con “hợp tác”.

Tôi rất thích từ “hợp tác”, các cô giáo ở đây đều nói rằng, các em ở đây, có em hợp tác và có em rất khó hợp tác với các cô. Hợp tác có nghĩa là cùng nhau, có sự thỏa thuận, chứ không phải là trên bảo dưới nghe. Ở mái trường chuyên biệt thì đúng là không thể như các trường khác, cô nói trò nghe răm rắp được.

Để các trò "hợp tác", các cô giáo nhẫn nại hơn, kiên trì hơn và quan trọng là luôn đặt niềm tin vào các em.

Để các trò "hợp tác", các cô giáo nhẫn nại hơn, kiên trì hơn và quan trọng là luôn đặt niềm tin vào các em.

Học tập từ những hành động nhỏ để gây dựng hạnh phúc lớn.

Học tập từ những hành động nhỏ để gây dựng hạnh phúc lớn.

Chúng tôi sang dãy nhà đối diện, nơi các em học sinh khiếm thính theo học. Dãy nhà im ắng. Trong lớp, cô và trò giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu. Từ xa tôi thấy các em đang sôi nổi gấp, dán, tô, vẽ… những bức tranh, những tấm thiệp chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Lớp dành cho các em khiếm thính cũng có nhiều học sinh hoàn cảnh đặc biệt. Có em đến tận năm lớp 3, bố mẹ mới phát hiện ra con mình bị khiếm thính, rồi khi không theo được chương trình tiểu học nữa mới đưa vào trường. Có em học sinh có mẹ cũng từng học tại trường, sau này mẹ em lấy một người chồng khiếm thính và rồi đứa con của họ lại học ở đây.

Lớp dành cho các em khiếm thính cũng có nhiều học sinh hoàn cảnh đặc biệt. Có em đến tận năm lớp 3, bố mẹ mới phát hiện ra con mình bị khiếm thính, rồi khi không theo được chương trình tiểu học nữa mới đưa vào trường. Có em học sinh có mẹ cũng từng học tại trường, sau này mẹ em lấy một người chồng khiếm thính và rồi đứa con của họ lại học ở đây.

Lớp học yên ắng này có vẻ ‘bình yên’ hơn tòa đối diện. Tôi nghĩ vậy cho đến khi biết, trong lớp học của các em khiếm thính, có những em vừa khiếm thính vừa mắc chứng thiểu năng trí tuệ. Và nếu như các em có đôi phút ‘mất bình tĩnh’ thì thật khó để làm các em hiểu vì các em không thể nghe và ngôn ngữ ký hiệu cũng hạn chế. Cô Xuân nói với tôi: “Với các em thì mình phải khen, nịnh các em, xoa dịu các em trước.”

Không yêu trẻ, không yêu nghề thì không làm được. Giáo dục những đứa trẻ đặc biệt là bức tranh thấm đẫm mồ hôi, thậm chí là nước mắt. Đi con đường giáo dục đặc biệt là những người giáo viên bản lĩnh, tận tâm.

Không yêu trẻ, không yêu nghề thì không làm được. Giáo dục những đứa trẻ đặc biệt là bức tranh thấm đẫm mồ hôi, thậm chí là nước mắt. Đi con đường giáo dục đặc biệt là những người giáo viên bản lĩnh, tận tâm.

Tình thương con trẻ là nội lực để các cô giáo luôn sẵn sàng gieo yêu thương, biến 'nước mắt' thành 'nụ cười'.

Tình thương con trẻ là nội lực để các cô giáo luôn sẵn sàng gieo yêu thương, biến 'nước mắt' thành 'nụ cười'.

Cô và trò cũng chuẩn bị cho Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Cô và trò cũng chuẩn bị cho Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Những bức tranh gửi tặng người mẹ thứ hai.

Những bức tranh gửi tặng người mẹ thứ hai.

Ngôi trường không có ‘bệnh thành tích’

Sau một buổi sáng vòng quanh trường, chúng tôi về phòng cô hiệu phó. Giờ tôi mới có dịp hỏi han về cô. Cô Hằng đã đi dạy hơn 26 năm, cô từng là giáo viên tiểu học. Cô chia sẻ, giáo viên ở trường hầu hết là giáo viên tiểu học sau đó được đi đào tạo, tập huấn đủ các chứng chỉ, giấy tờ rồi về dạy ở đây. Rồi cô Hằng kể về những ngày đầu ở trường, về những em học sinh tiến bộ, có cả câu chuyện xin trống mà tôi nhắc ở đầu bài viết. Và khi nhắc đến hoàn cảnh của các em, cô nghẹn ngào. Nhiều em học sinh ở đây hoàn cảnh rất khó khăn, bố mẹ bỏ nhau, ông bà nuôi cháu, nhiều gia đình không hạnh phúc vì có con là trẻ tự kỷ khiến các em như bị bỏ rơi...

Cô Hằng trăn trở, nhiều gia đình chưa có nhận thức đúng về trẻ khuyết tật, họ không chấp nhận sự thật con mình là trẻ khuyết tật nên không làm giấy xác nhận cho con, không có biện pháp can thiệp sớm và đôi khi không thiện chí hợp tác với nhà trường. Họ kỳ vọng, bắt con giống những người bình thường, thật khổ cho những đứa trẻ. Nhiều em học các lớp tiểu học mãi không theo được bạn bè rồi chuyển về trường này.

Ở các trường khác, các em không theo được chương trình, không theo kịp các bạn, rất thiệt thòi. Nhiều người sợ các em ảnh hưởng đến thành tích của lớp, và thầy cô dù có quan tâm cũng cần phải đầu tư cho các mũi nhọn khác, vì vốn các em cần phải được giáo dục trong môi trường chuyên biệt. Thật may là những năm gần đây, nhiều gia đình có sự chuyển biến, tích cực, đưa các em đi làm giấy xác nhận khuyết tật, các em được hưởng nhiều quyền lợi từ các chính sách của nhà nước.

Nói đến đây, tôi bỗng chợt ‘nảy số’, tôi nói với cô: “Như vậy là trường mình chẳng bao giờ có bệnh thành tích cô nhỉ!” và căn phòng ngập tràn tiếng cười. Cô Hằng nói: “Thành tích của các cô chính là các em học sinh tiến bộ hơn mỗi ngày. Em Tỉnh những ngày đầu vào trường rất hay lăn đùng, ngã ngửa ra, nay các em vừa gặp, em ấy đã bình thường và thậm chí có thể giao tiếp một chút với các anh chị. Đó là thành tích của các cô, hạnh phúc của các cô là thấy các em học sinh hòa nhập, trưởng thành hơn mỗi ngày.”

Trò chuyện với cô Hằng được lúc lâu thì có tiếng trống ra chơi. Những đứa trẻ bỗng từ đâu xuất hiện trước cửa phòng cô hiệu phó. Chúng ngó nghiêng, vẫy tay, gọi cô rồi cười khúc khích. Cô Hằng nói với chúng tôi: “Đấy các em xem có trường nào mà cứ ra chơi là học sinh chạy sang dãy nhà hiệu bộ, gõ cửa phòng các cô thế này không?

Nhiều bạn học sinh quý cô giáo, đi qua cứ phải ngó vào phòng xem cô có ở phòng hay không rồi vẫy tay, chào cô. Có bạn thì thi thoảng lại xuống phòng hội đồng, gặp các cô để… nhõng nhẽo. Chắc có mỗi trường chuyên biệt là như thế này.”

Hơn một tiếng trò chuyện, chúng tôi xin phép cô ra về. Những em nhỏ chúng tôi ghé thăm sáng ngày, trong đó có em Tỉnh, vẫy tay chào tạm biệt chúng tôi. Lũ trẻ nét mặt thoáng buồn, lưu luyến. Cô Hằng từng nói với chúng tôi, các em rất thích các anh chị sinh viên đến trường, chơi cùng các anh chị. Đã rất nhiều năm rồi trường không có sinh viên sư phạm đến thực tập, có lẽ vì trường cách xa trung tâm thành phố. Tôi hy vọng, nhiều bạn sinh viên sư phạm, đặc biệt là ngành giáo dục đặc biệt sẽ đến nơi đây để thực tế, thực tập trong tương lai.

Hơn một tiếng trò chuyện, chúng tôi xin phép cô ra về. Những em nhỏ chúng tôi ghé thăm sáng ngày, trong đó có em Tỉnh, vẫy tay chào tạm biệt chúng tôi. Lũ trẻ nét mặt thoáng buồn, lưu luyến. Cô Hằng từng nói với chúng tôi, các em rất thích các anh chị sinh viên đến trường, chơi cùng các anh chị. Đã rất nhiều năm rồi trường không có sinh viên sư phạm đến thực tập, có lẽ vì trường cách xa trung tâm thành phố. Tôi hy vọng, nhiều bạn sinh viên sư phạm, đặc biệt là ngành giáo dục đặc biệt sẽ đến nơi đây để thực tế, thực tập trong tương lai.

Cô Nguyễn Thu Hằng và những 'mầm non' Trường Chuyên biệt Bình Minh.

Cô Nguyễn Thu Hằng và những 'mầm non' Trường Chuyên biệt Bình Minh.

Chúng tôi rời khỏi phòng của cô hiệu phó, trở về thành phố và trong lòng mênh mang xúc động. Vừa đi đường, vừa suy nghĩ, trò chuyện với cô Hằng hơn một tiếng đồng hồ, cô trăn trở nhiều điều về định kiến xã hội với trẻ em khuyết tật, về chương trình giáo dục đặc biệt, về hoàn cảnh khó khăn của nhiều em học sinh… nhưng chưa một lời than về những vất vả của người giáo viên trường chuyên biệt.

Bức ảnh này là thông điệp mà các em học sinh khiếm thính gửi tới các cô giáo Trường Chuyên biệt Bình Minh, mời các bạn cùng 'giải mã'.

Bức ảnh này là thông điệp mà các em học sinh khiếm thính gửi tới các cô giáo Trường Chuyên biệt Bình Minh, mời các bạn cùng 'giải mã'.

Ảnh: Lê Vượng - Lê Trung - Trâm Anh

Lê Vượng - Nguyễn Hoàn

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/co-giao-truong-chuyen-biet-hanh-phuc-cua-co-la-thay-cac-em-hoa-nhap-truong-thanh-post1692698.tpo
Zalo