Có 2 mã số thuế cá nhân, xử lý như thế nào?

Mỗi cá nhân chỉ có 1 mã số thuế duy nhất, trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế thì chỉ sử dụng mã số thuế đầu tiên và hủy mã số thuế đăng ký sau.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền mà người lao động sẽ phải trích nộp từ thu nhập của bản thân vào ngân sách nhà nước. Do là thuế trực thu nên mỗi cá nhân cần có mã số thuế riêng để dễ dàng quản lý thuế TNCN phải nộp.

Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.

Mỗi cá nhân chỉ có 1 mã số thuế duy nhất (Ảnh minh họa: KT)

Mỗi cá nhân chỉ có 1 mã số thuế duy nhất (Ảnh minh họa: KT)

Cá nhân có 2 mã số thuế, xử lý thế nào?

Theo điểm b khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc cấp mã số thuế như sau: Cá nhân được cấp 1 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Ngoài ra, mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.

Như vậy, mỗi cá nhân chỉ có 1 mã số thuế duy nhất, trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế thu nhập cá nhân, có thể do bản thân đã sử dụng 2 số CMND hoặc CCCD để đăng ký mã số. Trong trường hợp này, chỉ sử dụng mã số thuế đầu tiên và hủy mã số thuế đăng ký sau.

Hướng dẫn hủy mã số thuế cá nhân thứ 2 online

Để hủy mã số thuế cá nhân thứ 2 online, người dân thực hiện theo những bước sau:

Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản/đăng ký nếu chưa có tài khoản

Bước 3: Chọn mục "Đăng ký thuế" (2) sau đó Chọn "Kê khai và nộp hồ sơ ĐKT"(3). Tại mục "chọn hồ sơ" lựa chọn "24/ĐK-TCT- văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (TT105/2020)"(4) và nhấn chọn "tiếp tục"

Bước 4: Điền tờ khai đính kèm tài liệu tương ứng (Hệ thống sẽ tự động điền các thông tin cá nhân của người nộp thuế được lưu trong cơ sở dữ liệu)

Bước 5: Gửi hồ sơ bằng chữ ký số và chờ trả lời của cơ quan thuế.

Cách khôi phục mã số thuế cá nhân sau khi đã hủy

Theo Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về khôi phục mã số thuế như sau:

- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh nếu được khôi phục tình trạng pháp lý theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì đồng thời được khôi phục mã số thuế.

- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau đây:

+ Được cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

+ Khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

+ Khi cơ quan thuế có thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng chưa bị thu hồi giấy phép và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

- Mã số thuế được tiếp tục sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày quyết định khôi phục tình trạng pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh có hiệu lực hoặc ngày cơ quan thuế thông báo khôi phục mã số thuế.

- Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế bao gồm:

+ Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế;

+ Các giấy tờ khác có liên quan.

PV/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/co-2-ma-so-thue-ca-nhan-xu-ly-nhu-the-nao-post1146395.vov
Zalo