Chuyển nhượng của Chelsea: Chiến lược dài hạn hay là mớ hỗn độn?

Chính sách chuyển nhượng của Chelsea trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi tập đoàn BlueCo (do Todd Boehly dẫn đầu) tiếp quản câu lạc bộ vào năm 2022, có thể được đánh giá là một trong những chiến lược táo bạo, đầy tham vọng nhưng cũng gây tranh cãi nhất trong làng bóng đá châu Âu.

Chelsea khiến người hâm mộ chán ngán với phong cách chuyển nhượng cầu thủ trẻ. (Ảnh: ChelseaFC)

Chelsea khiến người hâm mộ chán ngán với phong cách chuyển nhượng cầu thủ trẻ. (Ảnh: ChelseaFC)

Chelsea đã chi tiêu cực kỳ mạnh tay trên thị trường chuyển nhượng. Từ năm 2022 đến nay, họ đã ký hợp đồng với khoảng 40 cầu thủ mới, với tổng chi phí ước tính vượt quá 1,5 tỷ Bảng Anh. Điểm đặc biệt là phần lớn các bản hợp đồng đều nhắm đến những cầu thủ trẻ, dưới 23 tuổi, như Moises Caicedo (115 triệu bảng), Enzo Fernandez (107 triệu bảng), Mykhailo Mudryk (88 triệu bảng), hay Wesley Fofana (70 triệu bảng).

Chiến lược này cho thấy tầm nhìn dài hạn, xây dựng một đội hình có thể phát triển trong tương lai, nhưng cũng đặt ra câu hỏi về hiệu quả tức thì khi nhiều cầu thủ chưa chứng minh được giá trị tương xứng với mức giá.

Khi người hâm mộ vơi dần sự phấn khích

Cuối tuần trước, Chelsea đã trải qua một đêm đáng thất vọng trên sân Brentford Community khi bị đội chủ nhà cầm chân không bàn thắng. Đoàn quân của huấn luyện viên Enzo Maresca đã tung ra tổng cộng 21 pha dứt điểm nhưng không thể chọc thủng mảnh lưới. Nếu tính riêng ba lần đối đầu gần nhất trên sân nhà Brentford (từ tháng 10/2022), đội bóng áo xanh chưa thể giành chiến thắng khi làm khách trước đại diện cùng thành phố London.

Màn trình diễn thiếu thuyết phục của Chelsea khiến các cổ động viên mất dần sự kiên nhẫn, chuyển từ trạng thái háo hức sang phẫn nộ.

"StockFC (tạm dịch đội bóng cổ phiếu) lại làm thế một lần nữa... Hãy cứu chúng tôi khỏi chính chúng tôi và hãy cấm chúng tôi chuyển nhượng..." Đó chỉ là hai trong số những bình luận đáng chú ý của các fan Chelsea trên mạng xã hội. Ngày càng xuất hiện nhiều những lời chế giễu của chính người hâm mộ đội bóng dành cho phong cách chi tiền nhàm chán, cũng như phong độ thi đấu không mấy ổn định của câu lạc bộ.

Cầu thủ 17 tuổi Geovany Quendan sẽ gia nhập Chelsea vào năm 2026. (Ảnh: SportingCP)

Cầu thủ 17 tuổi Geovany Quendan sẽ gia nhập Chelsea vào năm 2026. (Ảnh: SportingCP)

Trong khoảng thời gian đầy biến động cuối kỷ nguyên Roman Abramovich, sự hưng phấn của người hâm mộ đã giảm dần sau một loạt hợp đồng với những ngôi sao không còn giữ được phong độ đỉnh cao. Rõ ràng, đây không phải hiện tượng tâm lý khó hiểu, nhưng sự lan rộng của nó trong thời điểm này lại đến từ việc chiêu mộ số lượng lớn tài năng trẻ vốn chẳng ai biết tên.

Trong khi các chuyên gia đang cố gắng xác nhận chính xác tỷ lệ người hâm mộ toàn cầu cảm thấy chán nản theo cách này, việc câu lạc bộ không lắng nghe tâm tư của fan hâm mộ chắc chắn sẽ không phải hướng đi đúng đắn. Vậy, Chelsea có khả năng trở thành câu lạc bộ đầu tiên khiến những người ủng hộ phát ốm vì chuyển nhượng không? Điều đó hoàn toàn có thể, nếu chúng ta phân tích kỹ phong cách chuyển nhượng của họ.

Đầu tư cho tương lai, bao giờ hái quả ngọt?

Về mặt số lượng hợp đồng đã ký (tính đến trận hòa 0-0 trước Brentford), liên minh Clearlake và Boehly đã mang về hơn 40 cầu thủ trong vòng chưa đầy ba năm. Họ cũng đã bán hoặc giải phóng số lượng chân sút tương đương như vậy. Đó là sự thay đổi chóng mặt về nhân sự.

Trong khi phần lớn quá trình cải tổ đội 1 đã hoàn tất, có lý do để tin rằng họ sẽ tiếp tục là những người mua bán tích cực trên thị trường. Bởi, bản chất của việc tuyển dụng hiện tại ở Chelsea là ưu tiên săn lùng những chân sút tiềm năng hơn là mua về ngôi sao có thể ngay lập tức tỏa sáng - trái ngược hoàn toàn với triều đại của Roman Abramovich.

Mourinho thích làm việc với những ngôi sao đã khẳng định được tên tuổi. (Ảnh: ChelseaFC)

Mourinho thích làm việc với những ngôi sao đã khẳng định được tên tuổi. (Ảnh: ChelseaFC)

Chelsea giờ đầu tư cho tương lai xa tới mức, bốn ngôi sao trẻ (gồm Estevao, Kendry Paez, Mike Penders và Dario Essugo) không thể chơi bóng cho câu lạc bộ cho đến sớm nhất là mùa hè này. Thậm chí, bản hợp đồng mới nhất - Geovany Quenda, sẽ không chuyển đến Stamford Bridge cho đến năm 2026.

Phân tích một cách dễ hiểu, chẳng ai có thể tin tưởng việc chiêu mộ một thiếu niên 17 tuổi sẽ giúp ích gì cho đội bóng trong thời điểm hiện tại. Chưa kể, ai sẽ là người phấn khích khi câu lạc bộ mua một cầu thủ mà phải tới hai năm sau mới có thể nhìn thấy anh ta xuất hiện trên sân. Ngay cả khi bổ sung những vị trí thi đấu cho đội 1, Chelsea thường nhắm đến những cầu thủ trẻ đến mức nhiều cổ động viên chưa từng nghe đến họ.

Báo cáo của CIES vào tháng 10/2024 cho thấy độ tuổi tuyển dụng trung bình của Chelsea là 22,5 tuổi, trẻ thứ 4 trong số tất cả các câu lạc bộ trong năm giải đấu lớn nhất châu Âu. Ba đội bóng tuyển dụng tài năng trẻ hơn, gồm RB Leipzig (22,4 tuổi), Brentford (22,3 tuổi) và câu lạc bộ cũng thuộc liên minh Blue Co - Strasbourg (21,8 tuổi).

Không thiếu những chuyên gia sẵn sàng "thổi phồng" tiềm năng của những bản hợp đồng mới - như cái cách Chelsea và Arsenal đã giành giật để có được chân sút trẻ người Ukraine Mudryk. Nhưng bản chất của cộng đồng bóng đá vẫn vậy, chẳng ai có thể mãi dửng dưng khi đội bóng vẫn đang thi đấu trồi sụt trong khi các bản hợp đồng cứ mãi... nhìn về tương lai vô định.

Mudryk chưa thể tỏa sáng mà chỉ dừng lại ở mức tiềm năng trong màu áo Chelsea. (Ảnh: ChelseaFC)

Mudryk chưa thể tỏa sáng mà chỉ dừng lại ở mức tiềm năng trong màu áo Chelsea. (Ảnh: ChelseaFC)

Chọn cảm xúc hay cuộc chơi tài chính

Trong thời đại phân cực, sự khủng hoảng niềm tin đang diễn ra với tần suất ngày càng tăng, điển hình là các cuộc biểu tình bên ngoài các sân vận động trên khắp Premier League.

Đó chưa kể là những cảm giác choáng ngợp khi Chelsea ký hợp đồng tám năm với hàng loạt các cầu thủ chạy cánh tuổi teen tài năng. Việc phải chứng kiến đội bóng thi đấu bất ổn trong thời gian dài do các ngôi sao trẻ không thể chơi bóng ổn định sẽ tạo nên hiệu ứng thế nào? Liệu cứ mãi ký những bản hợp đồng tiềm năng có khiến cơn phẫn nộ bùng nổ?

Hơn bất cứ điều gì, hoàn cảnh của câu lạc bộ Chelsea càng cho thấy những áp lực tài chính đang dần "xâm chiếm" bộ môn thể thao vua. Như trường hợp của cầu thủ trẻ Andrey Santos đang tỏa sáng mạnh mẽ tại RC Strasbourg. Tháng 1/2023, cầu thủ Brazil đã gia nhập đội bóng áo xanh từ Vasco da Gama với giá chỉ 12,5 triệu Euro, để rồi liên tục được cho mượn tới các tập thể khác.

Bây giờ, Chelsea đã sẵn sàng lắng nghe những lời đề nghị ở mức khoảng 42 triệu - gấp hơn 3,3 lần. Một khi bộ phận chuyển nhượng làm tốt công tác dự báo, những khoản mua bán sớm sẽ trở thành khoản đầu tư sinh lời siêu tốc.

Andrey Santos đang tỏa sáng mạnh mẽ tại RC Strasbourg. (Ảnh: RCStrasbourg)

Andrey Santos đang tỏa sáng mạnh mẽ tại RC Strasbourg. (Ảnh: RCStrasbourg)

Thế nhưng, với những người hâm mộ, phần lớn sự khó hiểu vẫn chỉ xoay quanh câu hỏi tại sao đội bóng lại đổ quá nhiều tiền vào việc tuyển dụng cầu thủ tuổi teen thay vì giải quyết những lỗ hổng rõ ràng trong đội hình cao cấp của Enzo Maresca. Việc sở hữu quá nhiều cầu thủ trẻ cho một vị trí trong khi đội bóng đang thiếu trầm trọng nhân sự ở chỗ khác cũng sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng niềm tin trầm trọng.

Dĩ nhiên, ban lãnh đạo đội bóng cũng có thể quyết tâm lấy Stamford Bridge là môi trường để nuôi dưỡng các tài năng trẻ. Người hâm mộ cũng sẵn sàng đồng hành với quyết định này. Song, tất cả cần được thể hiện thuyết phục hơn bằng thành tích thật sự trên sân cỏ.

Fan hâm mộ đội bóng có quyền hoài nghi về việc ký hợp đồng với Essugo và Quenda, khi đội bóng để thua bạc nhược trước đối thủ Arsenal. Ngược lại, đội bóng áo đỏ London lại cho thấy nỗ lực chinh phục đỉnh cao bằng việc liên hệ với những chân sút thượng thặng như Ollie Watkins, Alexander Isak hay Victor Gyokeres...

Rõ ràng, các vụ chuyển nhượng vẫn luôn là đề tài thu hút sự chú ý của người hâm mộ - những người có xu hướng chỉ trích câu lạc bộ nhiều hơn trong thời gian gần đây. Và các đội bóng cũng có quyền lựa chọn hướng đi cho riêng mình: Phục vụ mục tiêu lợi nhuận của giới chủ hoặc nuôi dưỡng ngọn lửa cảm xúc trong lòng người hâm mộ.

Dưới đây là danh sách top 10 cầu thủ được Chelsea mua về dưới thời BlueCo (tính từ khi Todd Boehly và tập đoàn BlueCo tiếp quản CLB vào tháng 5/2022) dựa trên mức phí chuyển nhượng từ cao đến thấp. Các con số được tổng hợp từ thông tin công khai trên các nguồn báo chí uy tín và dữ liệu chuyển nhượng, tính đến ngày 9/4/2025. Lưu ý rằng một số khoản phí có thể bao gồm phụ phí tiềm năng, và giá trị chính xác có thể thay đổi tùy nguồn:

Moises Caicedo

Từ: Brighton & Hove Albion

Giá: 115 triệu bảng (bao gồm 100 triệu bảng trả trước + 15 triệu bảng phụ phí)

Thời điểm: Tháng 8/2023

Ghi chú: Là bản hợp đồng đắt giá nhất lịch sử Chelsea.

Enzo Fernandez

Từ: Benfica

Giá: 106,8 triệu bảng

Thời điểm: Tháng 1/2023

Ghi chú: Phá kỷ lục chuyển nhượng Premier League tại thời điểm ký hợp đồng.

Romelu Lukaku

Từ: Inter Milan

Giá: 97,5 triệu bảng

Thời điểm: Tháng 8/2021 (trước BlueCo, nhưng vẫn thuộc giai đoạn gần đây và được giữ lại dưới thời BlueCo)

Ghi chú: Dù mua trước BlueCo, anh vẫn là một phần trong kế hoạch ban đầu của Boehly trước khi bị đem cho mượn.

Mykhailo Mudryk

Từ: Shakhtar Donetsk

Giá: 88 triệu bảng (70 triệu bảng trả trước + 18 triệu bảng phụ phí)

Thời điểm: Tháng 1/2023

Wesley Fofana

Từ: Leicester City

Giá: 75 triệu bảng

Thời điểm: Tháng 8/2022

Marc Cucurella

Từ: Brighton & Hove Albion

Giá: 63 triệu bảng (55 triệu bảng trả trước + 8 triệu bảng phụ phí)

Thời điểm: Tháng 8/2022

Romeo Lavia

Từ: Southampton

Giá: 58 triệu bảng (53 triệu bảng trả trước + 5 triệu bảng phụ phí)

Thời điểm: Tháng 8/2023

Christopher Nkunku

Từ: RB Leipzig

Giá: 52 triệu bảng

Thời điểm: Tháng 7/2023

Cole Palmer

Từ: Manchester City

Giá: 42,5 triệu bảng (40 triệu bảng trả trước + 2,5 triệu bảng phụ phí)

Thời điểm: Tháng 9/2023

Pedro Neto

Từ: Wolverhampton Wanderers

Giá: 54 triệu bảng (51 triệu bảng trả trước + 3 triệu bảng phụ phí)

Thời điểm: Tháng 8/2024

Lưu ý:

Danh sách này tập trung vào các thương vụ lớn nhất dưới thời BlueCo (từ tháng 5/2022 đến nay). Một số cầu thủ như Lukaku được mua trước đó nhưng vẫn nằm trong giai đoạn chuyển giao và kế hoạch của BlueCo.

Các mức phí phụ thuộc vào thành tích hoặc điều khoản bổ sung, nên con số thực tế có thể thay đổi trong tương lai.

Chelsea đã chi tiêu hơn 1 tỷ bảng cho chuyển nhượng kể từ khi BlueCo tiếp quản, với hơn 40 cầu thủ được ký hợp đồng, nhưng danh sách trên chỉ liệt kê 10 cái tên đắt giá nhất.

MINH PHÚ

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/chuyen-nhuong-cua-chelsea-chien-luoc-dai-han-hay-la-mo-hon-don-post870769.html
Zalo