Chuyên gia giải mã nguồn gốc âm thanh bí ẩn dưới đại dương

Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, âm thanh bí ẩn biotwang được phát hiện lần đầu tiên gần rãnh Mariana thực chất là tiếng gọi của cá voi Bryde (Balaenoptera edeni).

Các nhà khoa học lần đầu ghi nhận âm thanh bí ẩn biotwang trong khi tiến hành cuộc khảo sát Mariana - rãnh đại dương sâu nhất thế giới - vào năm 2014. Rãnh Mariana là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất, trải dài hơn 2.400 km ở phía nam Nhật Bản và có độ sâu tối đa 10.935m. Ảnh: Getty Images.

Các nhà khoa học lần đầu ghi nhận âm thanh bí ẩn biotwang trong khi tiến hành cuộc khảo sát Mariana - rãnh đại dương sâu nhất thế giới - vào năm 2014. Rãnh Mariana là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất, trải dài hơn 2.400 km ở phía nam Nhật Bản và có độ sâu tối đa 10.935m. Ảnh: Getty Images.

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, các chuyên gia đặt tên cho âm thanh kỳ lạ là "biotwang". Trong suốt những năm sau đó, giới chuyên gia nỗ lực giải mã nguồn gốc âm thanh bí ẩn này. Ảnh: Getty Images.

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, các chuyên gia đặt tên cho âm thanh kỳ lạ là "biotwang". Trong suốt những năm sau đó, giới chuyên gia nỗ lực giải mã nguồn gốc âm thanh bí ẩn này. Ảnh: Getty Images.

Theo các chuyên gia, âm thanh biotwang có thể chia thành hai phần riêng biệt gồm: âm thanh thấp giống tiếng lẩm bẩm vang vọng trong tầng nước sâu và âm thanh kim loại có cao độ giống như tiếng phát ra từ tàu vũ trụ trong phim Star Trek và Star Wars. Ảnh: iStock.

Theo các chuyên gia, âm thanh biotwang có thể chia thành hai phần riêng biệt gồm: âm thanh thấp giống tiếng lẩm bẩm vang vọng trong tầng nước sâu và âm thanh kim loại có cao độ giống như tiếng phát ra từ tàu vũ trụ trong phim Star Trek và Star Wars. Ảnh: iStock.

Những âm thanh này ban đầu khiến các nhà khoa học bối rối. Đến năm 2016, một nhóm nghiên cứu suy đoán biotwang nhiều khả năng là tiếng gọi từ cá voi tấm sừng lớn như cá voi xanh (Balaenoptera musculus) hoặc cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae). Tuy nhiên, âm thanh biotwang không phù hợp với tiếng gọi của bất kỳ loài cá voi nào đã biết. Ảnh: Wildestanimal/Getty Images.

Những âm thanh này ban đầu khiến các nhà khoa học bối rối. Đến năm 2016, một nhóm nghiên cứu suy đoán biotwang nhiều khả năng là tiếng gọi từ cá voi tấm sừng lớn như cá voi xanh (Balaenoptera musculus) hoặc cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae). Tuy nhiên, âm thanh biotwang không phù hợp với tiếng gọi của bất kỳ loài cá voi nào đã biết. Ảnh: Wildestanimal/Getty Images.

Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science, các nhà nghiên cứu thông báo đã tìm ra "thủ phạm" tạo ra âm thanh bí ẩn biotwang. "Thủ phạm" chính là loài cá voi Bryde. Ảnh: Scuba Magazine.

Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science, các nhà nghiên cứu thông báo đã tìm ra "thủ phạm" tạo ra âm thanh bí ẩn biotwang. "Thủ phạm" chính là loài cá voi Bryde. Ảnh: Scuba Magazine.

Trí tuệ nhân tạo (AI) mới giúp sàng lọc hơn 200.000 giờ ghi âm, chứa nhiều loại âm thanh khác nhau trong đại dương, đã góp phần giúp giới chuyên gia giải mã âm thanh bí ẩn đó. Ảnh: NOAA.

Trí tuệ nhân tạo (AI) mới giúp sàng lọc hơn 200.000 giờ ghi âm, chứa nhiều loại âm thanh khác nhau trong đại dương, đã góp phần giúp giới chuyên gia giải mã âm thanh bí ẩn đó. Ảnh: NOAA.

Các nhà nghiên cứu từng nghi ngờ cá voi Bryde là "tác giả" của âm thanh biotwang sau khi họ trông thấy 10 cá thể bơi gần quần đảo Mariana và ghi hình 9 con phát ra tiếng ồn đặc trưng. Ảnh: ISTOCK/GETTY IMAGES PLUS.

Các nhà nghiên cứu từng nghi ngờ cá voi Bryde là "tác giả" của âm thanh biotwang sau khi họ trông thấy 10 cá thể bơi gần quần đảo Mariana và ghi hình 9 con phát ra tiếng ồn đặc trưng. Ảnh: ISTOCK/GETTY IMAGES PLUS.

"1 - 2 lần là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thế nhưng tới tận 9 lần thì rõ ràng đó là cá voi Bryde", trưởng nhóm nghiên cứu Ann Allen, nhà hải dương học ở Trung tâm Khoa học Ngư nghiệp quần đảo Thái Bình Dương thuộc Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), cho hay. Ảnh: ISTOCK/GETTY IMAGES PLUS.

"1 - 2 lần là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thế nhưng tới tận 9 lần thì rõ ràng đó là cá voi Bryde", trưởng nhóm nghiên cứu Ann Allen, nhà hải dương học ở Trung tâm Khoa học Ngư nghiệp quần đảo Thái Bình Dương thuộc Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), cho hay. Ảnh: ISTOCK/GETTY IMAGES PLUS.

Để chứng minh cá voi Bryde phát ra âm thanh biotwang, nhóm nghiên cứu đối chiếu tiếng ồn với mô hình di cư của loài vật, phân loại bản ghi âm qua nhiều năm thu thập bởi các trạm theo dõi trên khắp quần đảo Mariana và khu vực xung quanh. Họ đẩy nhanh quá trình bằng cách sử dụng AI để biến biotwang thành hình ảnh, gọi là ảnh phổ, qua đó dễ dàng phân biệt những tiếng ồn khác nhờ thuật toán học máy. Ảnh: Pixabay/Pexels.

Để chứng minh cá voi Bryde phát ra âm thanh biotwang, nhóm nghiên cứu đối chiếu tiếng ồn với mô hình di cư của loài vật, phân loại bản ghi âm qua nhiều năm thu thập bởi các trạm theo dõi trên khắp quần đảo Mariana và khu vực xung quanh. Họ đẩy nhanh quá trình bằng cách sử dụng AI để biến biotwang thành hình ảnh, gọi là ảnh phổ, qua đó dễ dàng phân biệt những tiếng ồn khác nhờ thuật toán học máy. Ảnh: Pixabay/Pexels.

Nghiên cứu của các chuyên gia cũng phát hiện âm thanh biotwang chỉ có thể nghe được ở tây bắc Thái Bình Dương dù cá voi Bryde sinh sống ở vùng biển rộng hơn. Điều này chứng tỏ chỉ có một quần thể cá voi Bryde chuyên biệt phát ra âm thanh trên. Ảnh: NOAA Fisheries/Adam Ü (NMFS MMPA-ESA Permit #14097).

Nghiên cứu của các chuyên gia cũng phát hiện âm thanh biotwang chỉ có thể nghe được ở tây bắc Thái Bình Dương dù cá voi Bryde sinh sống ở vùng biển rộng hơn. Điều này chứng tỏ chỉ có một quần thể cá voi Bryde chuyên biệt phát ra âm thanh trên. Ảnh: NOAA Fisheries/Adam Ü (NMFS MMPA-ESA Permit #14097).

Mời độc giả xem video: Tận mục hóa thạch “mực ma cà rồng” ẩn sâu dưới đáy đại dương.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chuyen-gia-giai-ma-nguon-goc-am-thanh-bi-an-duoi-dai-duong-2034659.html
Zalo