Chuyển đổi số: Bứt phá trong năm 'nước rút'

Năm 2024 là thời điểm nước rút để Nam Định hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số (CĐS) theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/10/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh. Với tinh thần quyết liệt cao từ toàn hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, khẳng định vai trò tiên phong trong hành trình CĐS toàn diện trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại Bưu điện thành phố Nam Định.

Hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại Bưu điện thành phố Nam Định.

Đúng như khẩu hiệu, phương châm hành động của tỉnh trong năm 2024 là năm “tăng tốc phát triển”, Nam Định ghi nhận thành công vượt trội trong việc chuyển đổi dữ liệu phục vụ sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Đây là một bước tiến quan trọng, không chỉ đảm bảo kết nối thông tin liền mạch giữa các cấp chính quyền mà còn phục vụ hiệu quả việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Cụ thể, Nam Định đã thực hiện sắp xếp 2 ĐVHC cấp huyện, 77 đơn vị cấp xã (gồm 55 xã, 17 phường, 5 thị trấn) với 52 ĐVHC và hàng loạt cán bộ, công chức các huyện, thành phố và xã, phường thị trấn phải thay đổi mã định danh theo địa chỉ mới và điều chỉnh dữ liệu. Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và doanh nghiệp viễn thông để hoàn thiện việc thay đổi mã định danh, tài khoản công vụ và hệ thống liên thông dữ liệu. Khoảng 1.000 tài khoản quản lý văn bản điều hành và gần 300 tài khoản email công vụ đã được cập nhật, giúp hàng nghìn cán bộ, công chức ở 79 ĐVHC thuộc diện sắp xếp lại nhanh chóng làm quen với giao diện mới, đảm bảo hoạt động không gián đoạn từ thời điểm chuyển đổi.

Người dân sử dụng điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc thực phẩm và thanh toán không dùng tiền mặt. (ảnh trên)Bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Nông nghiệp VIAGRI. (ảnh dưới)

">

Người dân sử dụng điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc thực phẩm và thanh toán không dùng tiền mặt. (ảnh trên)
Bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Nông nghiệp VIAGRI. (ảnh dưới)

Triển khai Đề án 06, Nam Định là một trong trong 10 tỉnh, thành phố đầu tiên hoàn thành việc kết nối và khai thác dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư; là 1 trong 4 đơn vị dẫn đầu toàn quốc về tiếp nhận và giải quyết hồ sơ 2 nhóm dịch vụ công liên thông (đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí). Trong trụ cột kinh tế số, Nam Định trở thành điểm sáng của cả nước về doanh thu thương mại điện tử, chiếm 9% tổng mức bán lẻ, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố.

" hideclass="" data-cke-saved-src="https://baonamdinh.vn/file/e7837c02816d130b0181a995d7ad7e96/012025/5_20250124122531.jpg" src="https://baonamdinh.vn/file/e7837c02816d130b0181a995d7ad7e96/012025/5_20250124122531.jpg" style="float: center">">

Hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại thị trấn Yên Định (Hải Hậu). (ảnh trên) Đoàn viên, thanh niên Công an tỉnh hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng VneID. (ảnh dưới - Văn Huỳnh)

Hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại thị trấn Yên Định (Hải Hậu). (ảnh trên) Đoàn viên, thanh niên Công an tỉnh hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng VneID. (ảnh dưới - Văn Huỳnh)

Phát triển xã hội số đạt nhiều kết quả nổi trội, hoàn thành việc kích hoạt hơn 1,3 triệu tài khoản định danh điện tử (đạt 156% chỉ tiêu Bộ Công an giao), là tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu của toàn quốc về triển khai các tiện ích phục vụ phát triển công dân số. Đặc biệt, kết quả phát triển xã hội số không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn hỗ trợ mạnh mẽ cho phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Đến nay toàn tỉnh có 14 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu nổi trội về CĐS và huyện Giao Thủy đang tích cực phấn đấu trở thành huyện NTM kiểu mẫu trong CĐS lĩnh vực giáo dục.

Du khách quét mã QR để tra cứu thông tin đã được số hóa về khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền Xuân Bảng (Xuân Trường). (Diệu Linh)

Du khách quét mã QR để tra cứu thông tin đã được số hóa về khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền Xuân Bảng (Xuân Trường). (Diệu Linh)

Trong năm 2024, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số với 4 trụ cột là công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, số hóa các ngành, quản trị số và dữ liệu số làm nên kết quả nổi bật trong thực hiện lộ trình CĐS. Trong đó hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, dữ liệu số của tỉnh được đầu tư, phát triển hiện đại, đồng bộ từ các cơ quan cấp tỉnh đến cấp xã. Các hệ thống thông tin, phần mềm, dịch vụ số dùng chung của tỉnh được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ đảm bảo phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc và phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trên môi trường điện tử. Tỉnh đã hoàn thiện 100% CSDL đưa lên hệ thống CSDL quốc gia, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử bao gồm các CSDL quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, cán bộ, công chức, viên chức được kết nối chia sẻ với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; hệ thống CSDL dùng chung và dữ liệu mở tỉnh Nam Định từng bước được phát triển, tạo lập, chia sẻ, khai thác. Toàn tỉnh đang tiếp tục xây dựng số hóa dữ liệu hộ tịch, lý lịch tư pháp và dữ liệu tài nguyên môi trường, sổ sức khỏe điện tử. Đây là cơ sở quan trọng cho các ngành, các địa phương hoàn thành mục tiêu CĐS của cơ quan, đơn vị mình cũng như góp phần quan trọng vào việc cán đích lộ trình CĐS toàn tỉnh mà Nghị quyết 09 đề ra.

Mô hình trình diễn robot ứng dụng công nghệ số của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

Mô hình trình diễn robot ứng dụng công nghệ số của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

Đến nay, chỉ số xếp hạng CĐS của tỉnh được Bộ Thông tin và Truyền thông xếp hạng thứ 10/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số thành phần về xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trong Bộ chỉ số cải cách hành chính (Par Index) xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp về TTHC trên Cổng dịch vụ công quốc gia luôn đứng trong top 10 tỉnh dẫn đầu trên toàn quốc.

Cán đích cơ bản các mục tiêu CĐS, đặc biệt là các chỉ tiêu, nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử, CĐS đều đạt hoặc vượt so với yêu cầu của Nghị quyết số 17/NQ-CP, Quyết định số 749/QĐ-TTg, Quyết định số 942/QĐ-TTg, Quyết định số 411/QĐ-TTg, Nghị quyết số 09-NQ/TU chính là minh chứng cho tinh thần “đoàn kết, quyết tâm, sáng tạo”, sẵn sàng hội nhập sâu rộng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Nam Định - quê hương của hào khí Đông A lẫy lừng!

Bài và ảnh: Nguyễn Hương

Nguồn Nam Định: https://baonamdinh.vn/bao-tet-nam-dinh-online/202501/chuyen-doi-so-but-pha-trong-nam-nuoc-rut-f162726/
Zalo