Chuyện 'cầu thủ di sản' Malaysia và vị Chủ tịch giấu tung tích về họ
'Cầu thủ di dản' của tuyển Malaysia... là cụm từ mà Chủ tịch LĐBĐ Malaysia nói về những 'ông Tây' trong đội hình tuyển Malaysia.
Những ngày này trên các nền tảng xã hội, những trang cá nhân nói nhiều về chuyện cầu thủ nhập tịch Malaysia dạng "cầu thủ di sản" sắp bị FIFA trừng phạt (?!).
Chuyện "cầu thủ di sản" Malaysia bị nghi ngờ gian lận có pha trộn dòng máu Nam Mỹ... Làm gì có chuyện này xảy ra (?!).
Thực tế lịch sử Đông Nam Á qua nhiều thời kỳ trước có giai đoạn thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan... đô hộ vùng Đông Nam Á và nhiều hòn đảo trù phú ở Thái Bình Dương từ đầu thế kỷ 19 cho đến những năm sau 1945.

"Cầu thủ di sản" Hector Hevel của tuyển Malaysia chơi rất hay trong trận thắng Việt Nam 4-0 đêm 10-6 tại Bukit Jalil. Hevel nói: "Ông tôi là người Melaka"- một vùng eo biển trù phú về giao thương thế giới. Ảnh: Bernama
Những lính viễn chinh của các thế lực thực dân trên kết hôn với những phụ nữ địa phương rồi sinh con... là có thực. Sau khi phong trào độc lập hoặc những lính viễn chinh hết thời hạn quân ngũ quay về nước, họ dẫn theo vợ con quy cố hương...
Những người lính đó không hẳn là dân Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... hay Pháp mà có thể là những quốc gia khác, phần nhiều là Bắc Phi như Algeria, Morocco...
Rất nhiều người đàn ông Đông Nam Á, có cả Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia... đi lính cho lực lượng viễn chinh cho các thế lực thực dân...
Sau này nhiều người đàn ông bản xứ Đông Nam Á cũng theo quân đội thực dân về nước họ.... Thế là con cháu của họ sau này vẫn mang dòng máu Đông Nam Á. Thậm chí nhiều người đàn ông Đông Nam Á trong lực lượng viễn chinh ấy sau này lấy vợ tây... sinh con đẻ cái ở các quốc gia Tây Âu.
Chủ tịch Joehari Ayub của LĐBĐ Malaysia không muốn tiết lộ những "cầu thủ di sản" có gốc gác Malaysia xuất phát từ một giai đoạn lịch sử Đông Nam Á nói chung và Malaysia nói riêng.
Chúng tôi không khẳng định, Malaysia có gian lận hay không, tuy nhiên lịch sử Đông Nam Á có rất nhiều trường hợp ông bà của cầu thủ có gốc gác Đông Nam Á, trong đó có Malaysia.
Đối với Đông Nam Á, đối với đội tuyển Indonesia thì trong quá khứ, hầu hết lãnh thổ Indonesia bị thực dân Hà Lan chiếm đóng một thời gian dài và nó mang tên “lãnh thổ Đông Ấn - Hà Lan”, từng góp mặt ở World Cup 1938 cũng nhờ Hà Lan.
Người Hà Lan, người Anh cũng có công “truyền đạo túc cầu” ở Ấn Độ nên tuyển Ấn Độ một thời rất mạnh cũng từng vượt qua vòng loại World Cup 1958 tại Brazil.
Những người đàn ông Đông Nam Á đi lính cho những quốc gia thực dân, khi theo quân đội của các quốc gia thực dân về nước,họ cũng lang bạt khắp nơi,thậm chí sang những quốc gia Nam Mỹ như Argentina, Paraguay, Uruguay...
Thời điểm đầu thế kỷ 20 thì Đông Nam Á rất lạc hậu, nhiều người đàn ông cũng rời bỏ quê hương, xa xứ lang bạt mà không đặt nặng quê hương, bà con...Và cứ thế họ sinh ra thế hệ F2, F3, F4...
Đội tuyển Indonesia tự hào về thành tích vào giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2026 và có suất đá Play off với nguồn "cầu thủ di sản" liên quan đến một thời kỳ dài lịch sử đen tối. Bóng đá Indonesia, tự hào về điều này, nhưng họ không giải thích cội nguồn của "cầu thủ di sản" ấy...