Chuồn chuồn tre Thạch Xá – món quà độc đáo của làng quê Việt Nam

Với bàn tay khéo léo và điêu luyện, người làng Thạch Xá (Thạch Thất, Hà Nội) đã tạo ra những con chuồn chuồn bằng tre, trở thành một món quà quê được nhiều người yêu thích.

 Dưới chân ngôi chùa Tây Phương, những người con Thạch Xá đã tạo ra những con chuồn chuồn từ cây tre, vừa bình dị, gần gũi vừa hấp dẫn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Dưới chân ngôi chùa Tây Phương, những người con Thạch Xá đã tạo ra những con chuồn chuồn từ cây tre, vừa bình dị, gần gũi vừa hấp dẫn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Không ai nhớ nghề làm chuồn chuồn tre chính xác có từ bao giờ, nhưng từ khoảng hơn 20 năm nay những người thợ vẫn hằng ngày làm bạn với tre, với keo, sơn để tạo ra món quà quê giản dị này. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Không ai nhớ nghề làm chuồn chuồn tre chính xác có từ bao giờ, nhưng từ khoảng hơn 20 năm nay những người thợ vẫn hằng ngày làm bạn với tre, với keo, sơn để tạo ra món quà quê giản dị này. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Vợ chồng ông Nguyễn Văn Khẩn và bà Nguyễn Thị Chi (Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) hằng ngày hì hụi bên những cây tre, tạo ra những cánh chuồn chuồn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Khẩn và bà Nguyễn Thị Chi (Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) hằng ngày hì hụi bên những cây tre, tạo ra những cánh chuồn chuồn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Ông Khẩn bảo làm chuồn chuồn tre cần phải tỉ mỉ từng ly, để cho sản phẩm làm ra vừa đẹp mắt nhưng phải cân đối để con chuồn chuồn 'đậu' được ở bất kể đâu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Ông Khẩn bảo làm chuồn chuồn tre cần phải tỉ mỉ từng ly, để cho sản phẩm làm ra vừa đẹp mắt nhưng phải cân đối để con chuồn chuồn 'đậu' được ở bất kể đâu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Từ công đoạn vót, làm cánh, đến khoan những lỗ nhỏ chỉ bằng cái tăm để gắn những đôi cánh chuồn chuồn lên thân đều phải thận trọng và khéo léo mới tạo được sự cân bằng khi hoàn thiện. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Từ công đoạn vót, làm cánh, đến khoan những lỗ nhỏ chỉ bằng cái tăm để gắn những đôi cánh chuồn chuồn lên thân đều phải thận trọng và khéo léo mới tạo được sự cân bằng khi hoàn thiện. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Người thợ sẽ dùng một thanh sắt nung nóng để uốn phần đầu chuồn chuồn, tạo thăng bằng với cánh và đuôi giúp chuồn chuồn có thể đậu được. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Người thợ sẽ dùng một thanh sắt nung nóng để uốn phần đầu chuồn chuồn, tạo thăng bằng với cánh và đuôi giúp chuồn chuồn có thể đậu được. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Cân bằng cho chuồn chuồn có thể đứng được là công đoạn cuối cùng trong khâu tạo hình, trước khi chuồn chuồn được chuyển đến khu sơn vẽ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Cân bằng cho chuồn chuồn có thể đứng được là công đoạn cuối cùng trong khâu tạo hình, trước khi chuồn chuồn được chuyển đến khu sơn vẽ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Hàng xóm nhà ông Khẩn là nhà anh Nguyễn Văn Tái, cũng là gia đình đầu tiên gắn liền với những cánh chuồn chuồn từ thuở ban đầu cho đến nay. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Hàng xóm nhà ông Khẩn là nhà anh Nguyễn Văn Tái, cũng là gia đình đầu tiên gắn liền với những cánh chuồn chuồn từ thuở ban đầu cho đến nay. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Ngoài việc làm phần thô của chuồn chuồn, gia đình anh còn có xưởng sơn để hoàn thiện sản phẩm bắt mắt, đầy màu sắc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Ngoài việc làm phần thô của chuồn chuồn, gia đình anh còn có xưởng sơn để hoàn thiện sản phẩm bắt mắt, đầy màu sắc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Sau khi hoàn thành sản phẩm ở dạng thô, những người thợ mới chính thức tạo “phần hồn” cho chúng bằng việc quét sơn, vẽ họa tiết. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Sau khi hoàn thành sản phẩm ở dạng thô, những người thợ mới chính thức tạo “phần hồn” cho chúng bằng việc quét sơn, vẽ họa tiết. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Chuồn chuồn tre sẽ được làm đẹp bằng nhiều sơn màu khác nhau với cảm hứng nghệ thuật mang hơi thở đời sống thôn quê dân dã. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Chuồn chuồn tre sẽ được làm đẹp bằng nhiều sơn màu khác nhau với cảm hứng nghệ thuật mang hơi thở đời sống thôn quê dân dã. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Người thợ cần khéo léo để trải đều sơn ra, nếu không sẽ bị loang màu, chất liệu sơn ta sẽ giúp cho sản phẩm vừa bền, vừa đẹp. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Người thợ cần khéo léo để trải đều sơn ra, nếu không sẽ bị loang màu, chất liệu sơn ta sẽ giúp cho sản phẩm vừa bền, vừa đẹp. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Những chú chuồn chuồn tre rực rỡ màu sắc đợi 'hong khô' sơn trước khi tung cánh bay tới mọi nẻo đường như một món quà lưu niệm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Những chú chuồn chuồn tre rực rỡ màu sắc đợi 'hong khô' sơn trước khi tung cánh bay tới mọi nẻo đường như một món quà lưu niệm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Chuồn chuồn tre Thạch Xá đã trở thành một món quà bình dị của làng của Việt Nam cùng nón lá, tò he. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Chuồn chuồn tre Thạch Xá đã trở thành một món quà bình dị của làng của Việt Nam cùng nón lá, tò he. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/chuon-chuon-tre-thach-xa-mon-qua-doc-dao-cua-lang-que-viet-nam-post977656.vnp
Zalo