Chung tay bảo vệ trái đất
Những nơi chưa bao giờ xảy ra mưa to, lũ như sa mạc thì chúng ta đã từng được chứng kiến tháng 4 năm nay Thủ đô Dubai thuộc các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) ngập mênh mông nước; Bắc California của Mỹ vốn địa hình cao thì vừa qua trải qua trận bão lũ mà theo mô tả của truyền thông 'nghìn năm có một'; Thượng Hải của Trung Quốc tháng 9 này trải qua cơn bão mạnh nhất 75 năm qua. Các tỉnh miền Bắc nước ta cũng vừa hứng chịu cơn bão số 3 (bão Yagi) gây thiệt hại rất nhiều về người và của. Rõ ràng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp; thiên tai, địch họa ngày càng khó lường.
Những nơi chưa bao giờ xảy ra mưa to, lũ như sa mạc thì chúng ta đã từng được chứng kiến tháng 4 năm nay Thủ đô Dubai thuộc các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) ngập mênh mông nước; Bắc California của Mỹ vốn địa hình cao thì vừa qua trải qua trận bão lũ mà theo mô tả của truyền thông “nghìn năm có một”; Thượng Hải của Trung Quốc tháng 9 này trải qua cơn bão mạnh nhất 75 năm qua. Các tỉnh miền Bắc nước ta cũng vừa hứng chịu cơn bão số 3 (bão Yagi) gây thiệt hại rất nhiều về người và của. Rõ ràng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp; thiên tai, địch họa ngày càng khó lường.
Nói về biến đổi khí hậu, trong bài phát biểu phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao khóa 79 Đại hội đồng Liên Hợp quốc diễn ra ở NewYork (Mỹ) ngày 22/9, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm cho hay: “Lịch sử phát triển của loài người đến nay đã chứng kiến những tiến bộ to lớn. Trí tuệ con người đã giúp thay đổi thế giới, giúp cho cuộc sống nhân loại tốt đẹp hơn, phát triển hơn, hoàn thiện hơn về mọi mặt. Song cũng chính con người là tác nhân gây ra những khó khăn, thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt. Cụ thể, đó là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sự suy kiệt tài nguyên hay chế tạo các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt... Ngay lúc này đây, sự lựa chọn ở hiện tại sẽ định hình tương lai của chúng ta”.
Về vấn đề này, nhớ lại cách đây khoảng 10 năm, trong lần trò chuyện với GS Vũ Quý, người từng được tạp chí nổi tiếng thế giới - TIMES phong là anh hùng châu Á trong lĩnh vực bảo tồn loại sếu đầu đỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long, phân tích về vai trò của hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất đối với “sức khỏe” trái đất. GS Quý cho hay, khi mẹ thiên nhiên sinh ra các loài (thực vật, động vật) và tài nguyên (khoáng sản…) đều là một mắt xích quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của trái đất. Mỗi một loài, một loại tài nguyên biến khỏi trái đất đồng nghĩa với việc “sức khỏe”, tuổi thọ của trái đất chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, hạn chế khai thác bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên là mệnh lệnh của tất cả nhân loại!
Vẫn biết, tài nguyên thiên nhiên sinh ra là để phục vụ muôn loài và con người. Tuy nhiên, do nhu cầu của cuộc sống; của lợi ích quốc gia và sự tiêu thụ mà suốt cả thế kỷ qua, chúng ta đã khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá đà. Đặc biệt, với việc dân số nhân loại không ngừng tăng, việc khai thác tài nguyên ngày một lớn. Diện tích rừng tự nhiên bị giảm, nhiều loài bị biến mất khỏi trái đất hoặc giảm ở mức báo động; các mỏ đá, mỏ sắt, mỏ đồng, mỏ than, đất hiếm, đặc biệt là dầu khí cũng bị hút rất nhiều để phục vụ cho phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông, xây dựng, khoa học… càng làm cho mất cân bằng sinh thái gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên.
Để cứu trái đất, Liên Hợp quốc và tất cả các quốc gia đang ra tay thực hiện các mục tiêu như giảm khí thải, hạn chế khai thác tài nguyên, phát triển công nghiệp xanh, công nghệ cao. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc chuyển đổi xanh; tái tạo và khai thác tài nguyên một cách hợp lý để cùng toàn nhân loại trong cuộc trường chinh bảo vệ sự sống cho trái đất.