Chuẩn bị tâm lý để đối mặt với khủng hoảng việc làm
Nhiều nguyên nhân khiến chúng ta thất nghiệp, dù đang làm tốt công việc của mình. Bạn hãy chuẩn bị tâm thế cho tình huống bất ngờ, đó là cách ứng phó tốt nhất với những thay đổi.

Dù đang có một công việc ổn định, hãy dành thời gian để trau dồi năng lực của bản thân, bạn sẽ không rơi vào thế bị động. Ảnh minh họa: tVN.
Một giám đốc điều hành khu vực của công ty thuộc top Fortune đã nói: "Tôi đã công tác ở doanh nghiệp này được 10 năm. Mọi hoạt động đều trơn tru thuận lợi. Bất ngờ công ty được mua lại. Quản lý cấp cao của công ty cần điều chỉnh, không thể nghĩ đến tuổi này rồi tôi lại phải tìm công việc mới". Sự điều chỉnh nhân sự đột ngột khiến anh ta trở tay không kịp, tâm trạng cũng vì thế trở nên rất hỗn độn".
Giám đốc điều hành cấp cao của một tập đoàn nổi tiếng cần chuyển công tác đến một nơi khác. Tuy nhiên, ở nơi đó anh ta không thể trực tiếp chăm sóc con nhỏ và các thành viên gia đình, nên đã buộc phải chọn thôi việc. Khi tôi giúp anh ấy tìm một cơ hội việc làm mới, tôi đã rất bất ngờ phát hiện ra học lực của anh chỉ tương đương trình độ cao đẳng.
Anh ấy nói vì công việc quá bận rộn, nên không có thời gian tiếp tục học tập. Ngoài ra, anh ấy không nghĩ việc học đại học hoặc MBA quan trọng đến thế. Chính điểm anh ấy cho rằng không quan trọng đã khiến anh gặp khó khăn trong công ty yêu thích của mình. Tất cả giám đốc điều hành của công ty đều có bằng đại học trở lên, hầu hết trong số họ còn có bằng MBA.
Những điều không quan trọng trước mắt không có nghĩa là chúng không quan trọng trong tương lai. Bạn cần luôn giữ ý thức về nguy cơ tại nơi làm việc, chủ động tích cực tìm kiếm cơ hội để hoàn thiện bản thân.
Tự lập kế hoạch rất quan trọng. Nếu mục tiêu là đi theo con đường quản lý, bạn có thể đăng ký học MBA hoặc lấy bằng tiến sĩ về quản lý hoặc đăng ký các khóa học kỹ năng quản lý khác nhau như đào tạo năng lực lãnh đạo… Nếu mục tiêu là đi theo con đường trở thành chuyên gia, bạn cần chú ý đến xu hướng phát triển, không ngừng nâng cấp chính mình.
Bạn có thể tham gia các khóa đào tạo hoặc học hỏi từ các công ty tốt nhất thông qua các cơ hội trao đổi giữa các công ty. Thậm chí, bạn có thể tự mình tổ chức một nhóm nhỏ thường xuyên gặp gỡ các đồng nghiệp có kinh nghiệp trong ngành.
Học tập là công việc suốt đời. Đừng nghĩ ra cho mình bất kỳ lời bào chữa nào như công việc quá bận rộn, phải chăm lo cho con nhỏ, tham gia tiếp khách… Kiến thức là tài sản quý giá nhất của bạn, là một loại thức ăn dành cho tinh thần không bao giờ cạn kiệt. Có kiến thức trong lòng sẽ không còn lo lắng nữa.
"Công ty của chúng tôi tiến hành tái cấu trúc. Toàn bộ nhân sự cần cắt giảm là đội ngũ do tôi bồi dưỡng. Trong lòng tôi thực sự cảm thấy buồn bã".
"Cơ cấu cổ đông của công ty thay đổi. Tôi có thể bị điều chuyển. Đến tuổi trung niên rồi mà còn phải suy nghĩ vấn đề việc làm, điều này làm tôi rất lo lắng".
Trạng thái ban đầu của một số nhà quản lý khi phải đối mặt với khủng hoảng đột ngột tại nơi làm việc là từ chối chấp nhận thực tế. Tức giận và trách móc là biểu hiện thường thấy ở họ. Điều này một phần là do họ luôn lạc quan đắc ý ở nơi làm việc. Cuộc khủng hoảng bất ngờ sẽ
khiến họ hoảng loạn không biết giải quyết ra sao. Họ đổ lỗi sự thất bại cho tất cả các yếu tố khách quan. Các nhà tâm lý học xã hội đã phát hiện ra điều này sau cả thập kỷ nghiên cứu và định nghĩa nó là một hình thức biểu hiện của tính cách đổ lỗi cho hoàn cảnh. Mặc dù điều này bảo vệ lòng tự trọng của họ, rất bất lợi cho sự phát triển của bản thân họ vì đã không kiểm điểm kịp thời những thiếu sót.
"Hãy thực tế!” Đây là một câu nói mà Tiến sĩ Phil McGraw, chuyên gia về quan hệ con người và chiến lược cuộc sống đã chia sẻ. Ông là một nhà tâm lý học và ông hiểu rõ những lợi ích của việc gỡ bỏ gánh nặng cảm xúc.
Chúng ta phải nhìn vào chân tướng của sự việc, không để cho trí tưởng tượng cá nhân hoặc bất kỳ chủ nghĩa kinh nghiệm nào làm chủ. Những gì chúng ta có thể làm là đặt mình vào vị trí khán giả, bình tĩnh để nhìn nhận cuộc khủng hoảng tại nơi làm việc và thản nhiên chấp nhận nó.