Chùa Cầu Hội An 100 năm trước và nay qua ảnh cùng góc chụp

Những hình ảnh về Chùa Cầu Hội An xưa, nay cùng một góc chụp (hoặc chụp cùng một địa điểm) cho chúng ta thấy sự thay đổi qua thời gian của di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia này.

Tim Doling là người Anh, làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, cố vấn cho các công trình văn hóa cho UNESCO. Ông đã đến Việt Nam từ thập niên 1990 ở Hà Nội và sau đó là TP.HCM. Ông viết sách cho người nước ngoài về lịch sử văn hóa các thành phố như Hà Nội, Huế, Hội An, Hải Phòng và Sài Gòn - TP.HCM. Sưu tập ảnh xưa về Chùa Cầu ở Hội An và những bức ảnh do Tim thực hiện cùng góc chụp (từ năm 2019 đến năm 2021) cho ta thấy sự thay đổi qua thời gian của công trình này. Ảnh tranh vẽ Chùa cầu Hội An của tác giả Charles Brossard (Paris, 1901-1903) và khung cảnh của Chùa Cầu Hội An ngày nay do Tim thực hiện.

Tim Doling là người Anh, làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, cố vấn cho các công trình văn hóa cho UNESCO. Ông đã đến Việt Nam từ thập niên 1990 ở Hà Nội và sau đó là TP.HCM. Ông viết sách cho người nước ngoài về lịch sử văn hóa các thành phố như Hà Nội, Huế, Hội An, Hải Phòng và Sài Gòn - TP.HCM. Sưu tập ảnh xưa về Chùa Cầu ở Hội An và những bức ảnh do Tim thực hiện cùng góc chụp (từ năm 2019 đến năm 2021) cho ta thấy sự thay đổi qua thời gian của công trình này. Ảnh tranh vẽ Chùa cầu Hội An của tác giả Charles Brossard (Paris, 1901-1903) và khung cảnh của Chùa Cầu Hội An ngày nay do Tim thực hiện.

Chùa Cầu Hội An được xây dựng vào thế kỷ 17, sách Đại Nam nhất thống chí, cho biết: “Cầu Lai Viễn ở xã Cẩm Phố về phía Tây Hội An, huyện Diên Phước, nước khe chảy về phía Nam, đổ vào sông cái, cầu bắc ở trên. Tương truyền cầu này do thương nhân người Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên bắc ván, gác mái gồm bảy gian nộp ngói. Năm Kỷ Hợi thứ 28 (1719) Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế (Chúa Nguyễn Phúc Chu) đi tuần du phương Nam, xa giá đến phố Hội An, thấy phía Tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp, bèn cho tên là Cầu Lai Viễn và khắc chữ biển vàng ban cho, nay vẫn còn”. Ảnh Chùa Cầu lối vào từ phía Đông trên Tạp chí BAVH 1919 và góc chụp tương tự về cây cầu ngày nay.

Chùa Cầu Hội An được xây dựng vào thế kỷ 17, sách Đại Nam nhất thống chí, cho biết: “Cầu Lai Viễn ở xã Cẩm Phố về phía Tây Hội An, huyện Diên Phước, nước khe chảy về phía Nam, đổ vào sông cái, cầu bắc ở trên. Tương truyền cầu này do thương nhân người Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên bắc ván, gác mái gồm bảy gian nộp ngói. Năm Kỷ Hợi thứ 28 (1719) Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế (Chúa Nguyễn Phúc Chu) đi tuần du phương Nam, xa giá đến phố Hội An, thấy phía Tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp, bèn cho tên là Cầu Lai Viễn và khắc chữ biển vàng ban cho, nay vẫn còn”. Ảnh Chùa Cầu lối vào từ phía Đông trên Tạp chí BAVH 1919 và góc chụp tương tự về cây cầu ngày nay.

Ảnh chụp đầu phía Tây Chùa Cầu năm 1934 của Jacques Gruault, và góc chụp tương tự ngày nay của Tim.

Ảnh chụp đầu phía Tây Chùa Cầu năm 1934 của Jacques Gruault, và góc chụp tương tự ngày nay của Tim.

Chùa Cầu Hội An thập niên 1920 cùng góc chụp nhìn từ đường Trần Phú (ngày nay).

Chùa Cầu Hội An thập niên 1920 cùng góc chụp nhìn từ đường Trần Phú (ngày nay).

 Chùa Cầu Hội An thập niên 1920 và góc chụp tương tự ngày nay.

Chùa Cầu Hội An thập niên 1920 và góc chụp tương tự ngày nay.

 Chùa Cầu thời Pháp thuộc và ảnh cưới chụp cùng địa điểm ngày nay.

Chùa Cầu thời Pháp thuộc và ảnh cưới chụp cùng địa điểm ngày nay.

 Tượng Linh cẩu canh giữ đầu Đông Chùa Cầu Hội An năm 1927 và góc chụp tương tự ngày nay.

Tượng Linh cẩu canh giữ đầu Đông Chùa Cầu Hội An năm 1927 và góc chụp tương tự ngày nay.

Tượng Thần hầu canh giữ đầu Tây Chùa Cầu Hội An năm 1927 và góc chụp tương tự ngày nay.

Tượng Thần hầu canh giữ đầu Tây Chùa Cầu Hội An năm 1927 và góc chụp tương tự ngày nay.

Minh Châu

Ảnh Tim Doling cung cấp

Nguồn Znews: https://znews.vn/chua-cau-hoi-an-100-nam-truoc-va-nay-qua-anh-cung-goc-chup-post1489099.html
Zalo