Christie's bị hack và 4 vụ việc gây chấn động giới nghệ thuật năm 2024

Năm 2024, giới nghệ thuật dậy sóng với loạt tranh cãi, từ vụ tấn công mạng Christie's đến bê bối của các tên tuổi lớn như Damien Hirst và Hunter Biden, thu hút sự chú ý toàn cầu.

1. Nhà đấu giá Christie's bị hack: Theo Artnet, vào đầu tháng 5, trang web của nhà đấu giá danh tiếng Christie’s đã bị tấn công bởi nhóm tin tặc RansomHub. Cuộc tấn công xảy ra chỉ vài ngày trước khi đợt đấu giá mùa xuân ở New York (Mỹ) bắt đầu, khiến website của Christie’s phải tạm ngừng hoạt động. Mặc dù vậy, Christie’s vẫn tổ chức thành công hai buổi đấu giá nghệ thuật đương đại, thu về khoảng 114,7 triệu USD. Ảnh: Gordon Bell/Dreamstime.

 Đến cuối tháng 5, nhóm tin tặc đã rao bán dữ liệu bị đánh cắp trên web đen (dark web). Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng khẳng định dữ liệu này không gây ra rủi ro lớn đối với khách hàng của Christie’s. Vụ việc này đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề bảo mật trên các nền tảng đấu giá trực tuyến. Ảnh: Christie’s.

Đến cuối tháng 5, nhóm tin tặc đã rao bán dữ liệu bị đánh cắp trên web đen (dark web). Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng khẳng định dữ liệu này không gây ra rủi ro lớn đối với khách hàng của Christie’s. Vụ việc này đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề bảo mật trên các nền tảng đấu giá trực tuyến. Ảnh: Christie’s.

2. "Ông trùm" buôn nghệ thuật lĩnh án tù tại gia: Vào tháng 3, Guy Wildenstein (78 tuổi), một tỷ phú nổi tiếng trong giới buôn bán tác phẩm nghệ thuật tại Pháp, đã bị kết án vì cáo buộc trốn thuế và rửa tiền. Dù bị tuyên án 4 năm tù, Wildenstein chỉ thụ án quản thúc tại gia trong 2 năm và phần còn lại của án phạt được hoãn thi hành. Ngoài án phạt tù, ông còn phải nộp một khoản tiền phạt 1,08 triệu USD bên cạnh các khoản thuế chưa thanh toán cho chính phủ Pháp. Ảnh: Katie Orlinsky/Sipa Press.

 Wildenstein là một tên tuổi lớn trong ngành buôn bán nghệ thuật, được biết đến với bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật giá trị. Vụ án của ông đã gây chấn động giới nghệ thuật quốc tế, bởi gia đình Wildenstein từ lâu được xem là một thế lực có tầm ảnh hưởng trong thị trường nghệ thuật Pháp. Sự việc cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tính minh bạch trong các giao dịch nghệ thuật. Ảnh: Sébastien Micke.

Wildenstein là một tên tuổi lớn trong ngành buôn bán nghệ thuật, được biết đến với bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật giá trị. Vụ án của ông đã gây chấn động giới nghệ thuật quốc tế, bởi gia đình Wildenstein từ lâu được xem là một thế lực có tầm ảnh hưởng trong thị trường nghệ thuật Pháp. Sự việc cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tính minh bạch trong các giao dịch nghệ thuật. Ảnh: Sébastien Micke.

3. Nhà buôn nghệ thuật lừa đảo: Vào tháng 2, nhà buôn tác phẩm nghệ thuật người Mỹ Inigo Philbrick (34 tuổi) được thả sau 4 năm trong bản án 7 năm tù vì tội danh lừa đảo trị giá 86 triệu USD, lớn nhất trong lịch sử nghệ thuật Mỹ. Theo Independent, các tội danh của Philbrick bao gồm việc bán các bức tranh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu, đồng thời tạo dựng hồ sơ giấy tờ giả để thổi phồng giá trị các tác phẩm trước khi bán lại chúng. Philbrick đã bị bắt giữ vào năm 2020 tại đảo Vanuatu và bị kết án vào năm 2022. Sau khi ra tù, ông tuyên bố muốn quay lại giới buôn bán nghệ thuật. Ảnh: Patrick McMullan.

4. Hunter Biden được cha ân xá: Đầu tháng 12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gây xôn xao khi ân xá cho con trai Hunter Biden, miễn mọi hình phạt liên quan đến tội mua súng trái phép và trốn thuế. Sự kiện này gây tranh cãi không chỉ vì mối quan hệ gia đình, mà còn bởi sự nghiệp nghệ thuật đang lên của Hunter Biden. Ảnh: The New York Times.

 Vào năm 2021, triển lãm của Hunter Biden tại phòng trưng bày nghệ thuật Georges Bergès ở Soho (thành phố New York) đã vấp phải nhiều chỉ trích khi công chúng đặt nghi vấn về sự minh bạch trong việc mua bán các tác phẩm nghệ thuật của ông. Theo New York Times, nhiều người cho rằng các tác phẩm của Hunter Biden được bán với giá cao một phần vì mối quan hệ chính trị, thay vì dựa vào giá trị nghệ thuật thực sự. Vụ việc này gây ra cuộc tranh luận rộng rãi về việc liệu những mối quan hệ gia đình có ảnh hưởng đến thị trường nghệ thuật như thế nào. Ảnh: The New York Times.

Vào năm 2021, triển lãm của Hunter Biden tại phòng trưng bày nghệ thuật Georges Bergès ở Soho (thành phố New York) đã vấp phải nhiều chỉ trích khi công chúng đặt nghi vấn về sự minh bạch trong việc mua bán các tác phẩm nghệ thuật của ông. Theo New York Times, nhiều người cho rằng các tác phẩm của Hunter Biden được bán với giá cao một phần vì mối quan hệ chính trị, thay vì dựa vào giá trị nghệ thuật thực sự. Vụ việc này gây ra cuộc tranh luận rộng rãi về việc liệu những mối quan hệ gia đình có ảnh hưởng đến thị trường nghệ thuật như thế nào. Ảnh: The New York Times.

5. Damien Hirst bị cáo buộc gian lận: Damien Hirst, một trong những nhân vật nổi bật nhất của nghệ thuật đương đại, đã vấp phải làn sóng chỉ trích sau khi Guardian tiết lộ rằng ba tác phẩm điển hình của ông - những tác phẩm động vật được bảo quản trong dung dịch formaldehyde - bị thay đổi ngày sáng tác để trông như được thực hiện vào những năm 1990, mặc dù thực tế chúng đã được ký xác nhận là hoàn thành vào năm 2017. Ảnh: Prudence Cuming Associates Ltd.

 Ba tác phẩm nổi tiếng bao gồm Cain and Abel (1994), Dove (1999) và Myth Explored, Explained, Exploded (1993-1999), đã được trưng bày tại các phòng tranh và bảo tàng trên toàn cầu, từ thành phố New York (Mỹ) đến thành phố Munich (Đức), với ngày tháng được ghi là vào những năm 1990. Ảnh: Prudence Cuming Associates Ltd.

Ba tác phẩm nổi tiếng bao gồm Cain and Abel (1994), Dove (1999) và Myth Explored, Explained, Exploded (1993-1999), đã được trưng bày tại các phòng tranh và bảo tàng trên toàn cầu, từ thành phố New York (Mỹ) đến thành phố Munich (Đức), với ngày tháng được ghi là vào những năm 1990. Ảnh: Prudence Cuming Associates Ltd.

 Hirst giải thích rằng những ngày sáng tác được ghi nhận phản ánh ý tưởng nghệ thuật chứ không phải thời điểm thực tế tác phẩm được hoàn thiện. Tuy nhiên, lời giải thích này không xoa dịu được dư luận, trái lại còn làm dấy lên những lo ngại về tính minh bạch trong lĩnh vực kinh doanh nghệ thuật, đặc biệt với các tác phẩm giá trị cao. Những tác phẩm sử dụng dung dịch formaldehyde của Hirst luôn nằm trong số các tác phẩm được săn đón nhất trong nghệ thuật đương đại, điển hình như The Golden Calf (2008), từng được bán với giá kỷ lục 18,6 triệu USD. Ảnh: Artsy.

Hirst giải thích rằng những ngày sáng tác được ghi nhận phản ánh ý tưởng nghệ thuật chứ không phải thời điểm thực tế tác phẩm được hoàn thiện. Tuy nhiên, lời giải thích này không xoa dịu được dư luận, trái lại còn làm dấy lên những lo ngại về tính minh bạch trong lĩnh vực kinh doanh nghệ thuật, đặc biệt với các tác phẩm giá trị cao. Những tác phẩm sử dụng dung dịch formaldehyde của Hirst luôn nằm trong số các tác phẩm được săn đón nhất trong nghệ thuật đương đại, điển hình như The Golden Calf (2008), từng được bán với giá kỷ lục 18,6 triệu USD. Ảnh: Artsy.

Tường Uyên

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/christie-s-bi-hack-va-4-vu-viec-gay-chan-dong-gioi-nghe-thuat-nam-2024-post1521243.html
Zalo