Chợ lá dong Trần Quý Cáp (Đống Đa, Hà Nội) là chợ truyền thống bán lá dong lâu đời nhất Thủ đô. Tại đây, lá dong được bán quanh năm nhưng thời điểm nhộn nhịp nhất là dịp cận Tết Nguyên đán. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Từ ngày 17 đến 29 tháng Chạp, các cửa hàng bắt đầu mở bán từ 5-6 giờ sáng đến tối muộn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, con phố Trần Quý Cáp dài hơn 50m nhưng có khoảng 7 - 8 sạp hàng đủ các loại lá dong luôn tấp nập mua bán. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Lá dong ở đây được nhập từ nhiều nơi, đủ loại kích thước khác nhau. Trong đó, lá dong rừng được nhập từ Lào Cai, Tuyên Quang, còn lá dong quê được nhập từ Thanh Oai (Hà Nội), Phủ Lý (Hà Nam). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nhiều người đã đến chợ lựa mua lá dong to, đẹp, xanh mướt để gói bánh chưng đón Tết cổ truyền. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tiểu thương tại chợ cho biết, giá lá dong hiện từ 55.000 - 120.000 đồng/bó 50 lá tùy loại và lạt buộc 15.000 đồng/bó. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo kinh nghiệm của các tiểu thương, để chiếc bánh chưng có màu xanh tự nhiên cần chọn những loại lá có độ tươi, có độ dai tốt, không bị giòn. Chọn lá có màu sắc xanh đậm, phiến lá to vừa phải để có thể gói trọn được phần nhân bên trong. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Lá dong rừng thường được khách ưa chuộng hơn, bán chạy hơn vì khi gói bánh sẽ cho ra màu xanh đẹp, bánh thơm, lúc bóc không bị dính còn lá dong quê gói bánh chưng thì sẽ hơi ngả vàng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đa số những đơn đặt hàng là các cơ sở sản xuất bánh chưng với số lượng lớn còn số ít sẽ bán cho khách lẻ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trong dịp giáp Tết, mỗi gian hàng của tiểu thương thường bán được hàng ngàn, thậm chí lên tới hàng vạn chiếc lá dong mỗi ngày. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)