'Chiến binh' NASA 'bị thương' trong lúc tìm sự sống ngoài hành tinh

Tàu thăm dò Curiosity của NASA, hoạt động trên sao Hỏa từ năm 2012, đã gặp phải những hư hại nghiêm trọng do địa hình khắc nghiệt sau 12 năm hoạt động.

Curiosity, robot tự hành của NASA, đã trở thành biểu tượng của sự kiên trì và khám phá không ngừng nghỉ trên Sao Hỏa. (Ảnh: Wikipedia)

Curiosity, robot tự hành của NASA, đã trở thành biểu tượng của sự kiên trì và khám phá không ngừng nghỉ trên Sao Hỏa. (Ảnh: Wikipedia)

Được phóng lên Sao Hỏa vào ngày 26/11/2011 và hạ cánh an toàn vào ngày 6/8/2012, Tàu thăm dò Curiosity đã vượt qua mọi thử thách để mang lại những phát hiện quan trọng về khả năng tồn tại của sự sống trên hành tinh này.(Ảnh: NASA Science)

Được phóng lên Sao Hỏa vào ngày 26/11/2011 và hạ cánh an toàn vào ngày 6/8/2012, Tàu thăm dò Curiosity đã vượt qua mọi thử thách để mang lại những phát hiện quan trọng về khả năng tồn tại của sự sống trên hành tinh này.(Ảnh: NASA Science)

Curiosity được thiết kế để khám phá hố va chạm Gale, một khu vực được cho là có tiềm năng chứa đựng dấu vết của sự sống cổ đại. (Ảnh: NASA Science)

Curiosity được thiết kế để khám phá hố va chạm Gale, một khu vực được cho là có tiềm năng chứa đựng dấu vết của sự sống cổ đại. (Ảnh: NASA Science)

Trong suốt 12 năm hoạt động, robot này đã gửi về Trái Đất hàng ngàn hình ảnh và dữ liệu quý giá, bao gồm các “khối xây dựng sự sống” đầu tiên, chứng minh rằng Sao Hỏa từng có điều kiện thích hợp cho sự sống vi sinh vật.(Ảnh: NBC News)

Trong suốt 12 năm hoạt động, robot này đã gửi về Trái Đất hàng ngàn hình ảnh và dữ liệu quý giá, bao gồm các “khối xây dựng sự sống” đầu tiên, chứng minh rằng Sao Hỏa từng có điều kiện thích hợp cho sự sống vi sinh vật.(Ảnh: NBC News)

Mới đây, NASA đã công bố loạt ảnh cho thấy các vết nứt và trầy xước nặng trên bánh xe của "chiến binh" Curiosity, minh chứng cho những khó khăn mà robot này đã phải đối mặt trên địa hình khắc nghiệt của Sao Hỏa. (Ảnh: NASA)

Mới đây, NASA đã công bố loạt ảnh cho thấy các vết nứt và trầy xước nặng trên bánh xe của "chiến binh" Curiosity, minh chứng cho những khó khăn mà robot này đã phải đối mặt trên địa hình khắc nghiệt của Sao Hỏa. (Ảnh: NASA)

Dù vậy, Curiosity vẫn hoạt động tốt và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mở rộng, vượt xa sứ mệnh ban đầu kéo dài 2 năm.(Ảnh: National Geographic)

Dù vậy, Curiosity vẫn hoạt động tốt và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mở rộng, vượt xa sứ mệnh ban đầu kéo dài 2 năm.(Ảnh: National Geographic)

Curiosity không chỉ hoàn thành sứ mệnh ban đầu mà còn tiếp tục mang lại nhiều thành công cho NASA. Những phát hiện của nó đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về khí hậu và địa chất của Sao Hỏa, mở ra những triển vọng mới cho việc khám phá và định cư của con người trong tương lai.(Ảnh: Space)

Curiosity không chỉ hoàn thành sứ mệnh ban đầu mà còn tiếp tục mang lại nhiều thành công cho NASA. Những phát hiện của nó đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về khí hậu và địa chất của Sao Hỏa, mở ra những triển vọng mới cho việc khám phá và định cư của con người trong tương lai.(Ảnh: Space)

Dù đã gặp nhiều hư hại, Curiosity vẫn là một trong những công cụ quan trọng nhất của NASA trong việc khám phá Sao Hỏa. Với năng lượng hạt nhân, robot này có thể tiếp tục hoạt động trong nhiều năm tới, mang lại thêm nhiều phát hiện mới và giúp chúng ta dần hiểu rõ hơn về hành tinh đỏ.(Ảnh: NPR)

Dù đã gặp nhiều hư hại, Curiosity vẫn là một trong những công cụ quan trọng nhất của NASA trong việc khám phá Sao Hỏa. Với năng lượng hạt nhân, robot này có thể tiếp tục hoạt động trong nhiều năm tới, mang lại thêm nhiều phát hiện mới và giúp chúng ta dần hiểu rõ hơn về hành tinh đỏ.(Ảnh: NPR)

Mời quý độc giả xem thêm video: Hé lộ mẫu vật tiểu hành tinh 4,5 tỷ năm tuổi NASA vừa công bố.

Thiên Trang (th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chien-binh-nasa-bi-thuong-trong-luc-tim-su-song-ngoai-hanh-tinh-2038744.html
Zalo