Chiêm ngưỡng kiệt tác nhà thờ gỗ Kon Tum dịp Noel

Nhà thờ gỗ là một sự kết hợp tài tình giữa phong cách Roman cổ điển phương Tây với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Những vòm cuốn Roman và những nếp mái dốc kết hợp với nhau hài hòa tạo nên những nhịp điệu kiến trúc đầy hoa mỹ.

Chiêm ngưỡng kiệt tác nhà thờ gỗ Kon Tum dịp Noel.

Nhà thờ Chính tòa Kon Tum (số 13 đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum) là ngôi nhà thờ bằng gỗ lớn và cổ nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á, là công trình Công giáo độc đáo nhất. Trải qua hơn 100 năm tồn tại, Nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn vẹn nguyên, đẹp quyến rũ. Đây cũng là một chứng nhân lịch sử của vùng đất Tây Nguyên, một viên ngọc quý, kiệt tác, biểu tượng kiến trúc của phố núi Kon Tum.

Nhà thờ Chính tòa Kon Tum (số 13 đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum) là ngôi nhà thờ bằng gỗ lớn và cổ nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á, là công trình Công giáo độc đáo nhất. Trải qua hơn 100 năm tồn tại, Nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn vẹn nguyên, đẹp quyến rũ. Đây cũng là một chứng nhân lịch sử của vùng đất Tây Nguyên, một viên ngọc quý, kiệt tác, biểu tượng kiến trúc của phố núi Kon Tum.

Công trình là một kiến trúc tôn giáo của phương Tây song lại mang tính bản địa rất cao, gần gũi với văn hóa và con người các dân tộc Tây Nguyên. Như tên gọi "Nhà thờ gỗ", nhà thờ sử dụng vật liệu chính là gỗ cà chít (còn gọi gỗ sến đỏ) - một loại gỗ tốt phổ biến ở Tây Nguyên ngày xưa.

Công trình là một kiến trúc tôn giáo của phương Tây song lại mang tính bản địa rất cao, gần gũi với văn hóa và con người các dân tộc Tây Nguyên. Như tên gọi "Nhà thờ gỗ", nhà thờ sử dụng vật liệu chính là gỗ cà chít (còn gọi gỗ sến đỏ) - một loại gỗ tốt phổ biến ở Tây Nguyên ngày xưa.

Hệ tường bao che chính và trần được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền Trung Việt Nam. Mái nhà thờ lợp ngói đất nung hình vảy cá. Những thợ mộc lành nghề, tài hoa từ Bình Định, Quảng Ngãi đã được tuyển đến đây để xây dựng công trình này.

Hệ tường bao che chính và trần được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền Trung Việt Nam. Mái nhà thờ lợp ngói đất nung hình vảy cá. Những thợ mộc lành nghề, tài hoa từ Bình Định, Quảng Ngãi đã được tuyển đến đây để xây dựng công trình này.

Nhà thờ gỗ có diện tích xây dựng hơn 1.200m2, nằm trong một khuôn viên rộng với nhiều hạng mục khác tạo thành một quần thể khép kín như nhà tiếp khách, nhà lưu trú, nhà bếp, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, cô nhi viện, cơ sở may - dệt thổ cẩm, cơ sở mộc...

Nhà thờ gỗ có diện tích xây dựng hơn 1.200m2, nằm trong một khuôn viên rộng với nhiều hạng mục khác tạo thành một quần thể khép kín như nhà tiếp khách, nhà lưu trú, nhà bếp, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, cô nhi viện, cơ sở may - dệt thổ cẩm, cơ sở mộc...

Mặt bằng nhà thờ gỗ được thiết kế theo phong cách Basilica truyền thống hình chữ thập, với cung Thánh nằm ở trung tâm; phía trước và hai bên thánh đường có hiên rộng. Bề rộng thánh đường chia làm 3 nhịp với 2 hàng cột phân cách; trần mái nhịp giữa cao vút có cấu trúc cuốn vòm.

Mặt bằng nhà thờ gỗ được thiết kế theo phong cách Basilica truyền thống hình chữ thập, với cung Thánh nằm ở trung tâm; phía trước và hai bên thánh đường có hiên rộng. Bề rộng thánh đường chia làm 3 nhịp với 2 hàng cột phân cách; trần mái nhịp giữa cao vút có cấu trúc cuốn vòm.

Không gian thánh đường phát triển theo chiều sâu từ ngoài cửa vào tới cung Thánh. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên được khai thác từ hệ cửa sổ hai bên tường biên và các cửa sổ xung quanh cung Thánh. Các ô kính ở cửa sổ trong thánh đường là những bức tranh màu rực rỡ về Chúa, Đức Mẹ, các điển tích trong Kinh Thánh. Những ô kính màu tạo nên một không gian ánh sáng huyền ảo, tôn nghiêm, đầy tĩnh tại.

Không gian thánh đường phát triển theo chiều sâu từ ngoài cửa vào tới cung Thánh. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên được khai thác từ hệ cửa sổ hai bên tường biên và các cửa sổ xung quanh cung Thánh. Các ô kính ở cửa sổ trong thánh đường là những bức tranh màu rực rỡ về Chúa, Đức Mẹ, các điển tích trong Kinh Thánh. Những ô kính màu tạo nên một không gian ánh sáng huyền ảo, tôn nghiêm, đầy tĩnh tại.

Mặt đứng công trình có bố cục đăng đối, theo hình tháp vút lên trên, chia làm 4 tầng với 4 tầng mái tương ứng. Tầng trên cùng là tháp chuông, trên đỉnh tháp chuông có một cây Thánh giá bằng gỗ quý. Chiều cao công trình tới đỉnh tháp chuông là 25m. Mặt bên công trình gây ấn tượng với hệ mái hiên dốc được nhắc lại nhiều lần cùng mái chính của thánh đường trải dài. Những cột gỗ và hệ lan can gỗ thanh mảnh tạo nên nét duyên dáng, bay bổng cho công trình. Toàn bộ công trình được đặt trên một nền cao 1m, phía trước là bậc thềm, phía trong là một tầng trống nhằm ngăn cách ẩm ướt từ nền đất.

Mặt đứng công trình có bố cục đăng đối, theo hình tháp vút lên trên, chia làm 4 tầng với 4 tầng mái tương ứng. Tầng trên cùng là tháp chuông, trên đỉnh tháp chuông có một cây Thánh giá bằng gỗ quý. Chiều cao công trình tới đỉnh tháp chuông là 25m. Mặt bên công trình gây ấn tượng với hệ mái hiên dốc được nhắc lại nhiều lần cùng mái chính của thánh đường trải dài. Những cột gỗ và hệ lan can gỗ thanh mảnh tạo nên nét duyên dáng, bay bổng cho công trình. Toàn bộ công trình được đặt trên một nền cao 1m, phía trước là bậc thềm, phía trong là một tầng trống nhằm ngăn cách ẩm ướt từ nền đất.

Những vòm cuốn Roman và những nếp mái dốc kết hợp với nhau hài hòa tạo nên những nhịp điệu kiến trúc đầy hoa mỹ. Những ô cửa hoa hồng điển hình của nhà thờ Công giáo Roma và những hoa văn trang trí mang tính bản địa kết hợp với nhau khéo léo tạo nên một nét cá tính rất đặc sắc cho công trình…

Những vòm cuốn Roman và những nếp mái dốc kết hợp với nhau hài hòa tạo nên những nhịp điệu kiến trúc đầy hoa mỹ. Những ô cửa hoa hồng điển hình của nhà thờ Công giáo Roma và những hoa văn trang trí mang tính bản địa kết hợp với nhau khéo léo tạo nên một nét cá tính rất đặc sắc cho công trình…

Bên trong thánh đường dường như là một thế giới khác hẳn với kết cấu mái vòm dài, cao vút, thoáng đạt và ngập tràn ánh sáng khiến cho người xem thực sự choáng ngợp trước vẻ đẹp hoành tráng, lộng lẫy của nó.

Bên trong thánh đường dường như là một thế giới khác hẳn với kết cấu mái vòm dài, cao vút, thoáng đạt và ngập tràn ánh sáng khiến cho người xem thực sự choáng ngợp trước vẻ đẹp hoành tráng, lộng lẫy của nó.

Dãy hành lang rộng và dài mở hướng nhìn ra khuôn viên nhà thờ.

Dãy hành lang rộng và dài mở hướng nhìn ra khuôn viên nhà thờ.

Trước ngày lễ Noel, phía trước nhà thờ được trang trí bằng tiểu cảnh tái hiện lại thời điểm Chúa ra đời một cách cầu kỳ, bắt mắt.

Trước ngày lễ Noel, phía trước nhà thờ được trang trí bằng tiểu cảnh tái hiện lại thời điểm Chúa ra đời một cách cầu kỳ, bắt mắt.

Trong các lễ hội lớn của đồng bào ở Kon Tum luôn có bóng dáng cây nêu (còn gọi là cột cúng). Cây nêu vừa là hình tượng nghệ thuật kiến trúc, vừa là biểu tượng tâm linh gắn kết đất trời trong các nghi lễ truyền thống của người dân tộc thiểu số nơi đây.

Trong các lễ hội lớn của đồng bào ở Kon Tum luôn có bóng dáng cây nêu (còn gọi là cột cúng). Cây nêu vừa là hình tượng nghệ thuật kiến trúc, vừa là biểu tượng tâm linh gắn kết đất trời trong các nghi lễ truyền thống của người dân tộc thiểu số nơi đây.

Nhà thờ gỗ luôn mở rộng cửa với tất cả mọi người. Công trình không chỉ dành riêng cho người Công giáo tới hành lễ, cầu nguyện mà còn là một điểm hẹn, điểm đến không thể bỏ qua đối với cả người dân Kon Tum và du khách.

Nhà thờ gỗ luôn mở rộng cửa với tất cả mọi người. Công trình không chỉ dành riêng cho người Công giáo tới hành lễ, cầu nguyện mà còn là một điểm hẹn, điểm đến không thể bỏ qua đối với cả người dân Kon Tum và du khách.

Túan Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/chiem-nguong-kiet-tac-nha-tho-go-kon-tum-dip-noel-169241215222758475.htm
Zalo