Chiêm ngưỡng hai bảo vật quốc gia trong ngôi chùa nghìn năm ở Bắc Ninh

Chùa Phật Tích tọa lạc ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có niên đại hơn một nghìn năm tuổi hiện đang lưu giữ hai bảo vật quốc gia là Tượng Phật A Di Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, chùa Phật Tích (tọa lạc ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) còn được gọi là chùa Vạn Phúc được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ Tư (1057), đang lưu giữ 2 bảo vật quốc gia là Tượng Phật A Di Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, chùa Phật Tích (tọa lạc ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) còn được gọi là chùa Vạn Phúc được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ Tư (1057), đang lưu giữ 2 bảo vật quốc gia là Tượng Phật A Di Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Chính điện của chùa Phật Tích là nơi tôn trí pho tượng Phật A Di Đà được tạo tác bằng đá xanh, kích thước hiện tại cả bệ cao 2m70 thể hiện Đức Phật A Di Đà.

Chính điện của chùa Phật Tích là nơi tôn trí pho tượng Phật A Di Đà được tạo tác bằng đá xanh, kích thước hiện tại cả bệ cao 2m70 thể hiện Đức Phật A Di Đà.

Tượng được tạc với thế ngồi thiền, hơi rướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn.

Tượng được tạc với thế ngồi thiền, hơi rướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn.

Khuôn mặt tượng Phật A Di Đà mang vẻ đôn hậu viên mãn, ít nhiều được lý tưởng hóa với dạng nhân chủng Ấn Độ. Sắc mặt vừa có vẻ trầm tư, lại lộ vẻ rạng rỡ. Đôi mắt hơi nhìn xuống, sống mũi cao, khóe miệng mỉm cười kín đáo.

Khuôn mặt tượng Phật A Di Đà mang vẻ đôn hậu viên mãn, ít nhiều được lý tưởng hóa với dạng nhân chủng Ấn Độ. Sắc mặt vừa có vẻ trầm tư, lại lộ vẻ rạng rỡ. Đôi mắt hơi nhìn xuống, sống mũi cao, khóe miệng mỉm cười kín đáo.

Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn.

Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn.

Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác, trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ.

Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác, trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ.

Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong tôn trí pho tượng Phật cao 6 thước, chính là pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích. Đây là pho tượng Phật xưa nhất được văn bia ghi lại của Việt Nam.

Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong tôn trí pho tượng Phật cao 6 thước, chính là pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích. Đây là pho tượng Phật xưa nhất được văn bia ghi lại của Việt Nam.

Pho tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích là kiệt tác điêu khắc và đã được Nhà nước công nhận là bảo vật Quốc gia năm 2013.

Pho tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích là kiệt tác điêu khắc và đã được Nhà nước công nhận là bảo vật Quốc gia năm 2013.

Hiện nay tại chùa Phật Tích còn có pho đại Phật tượng A Di Đà mới được xây dựng bằng đá xanh, cao trên 27 m nặng 3.000 tấn, đặt trên đỉnh núi Phật Tích, có độ cao 108 m so với mặt nước biển.

Hiện nay tại chùa Phật Tích còn có pho đại Phật tượng A Di Đà mới được xây dựng bằng đá xanh, cao trên 27 m nặng 3.000 tấn, đặt trên đỉnh núi Phật Tích, có độ cao 108 m so với mặt nước biển.

Cùng với đó là tòa bảo tháp mới xây dựng gợi nhớ về ngôi tháp cổ của chùa Phật Tích thời kỳ hoàng kim.

Cùng với đó là tòa bảo tháp mới xây dựng gợi nhớ về ngôi tháp cổ của chùa Phật Tích thời kỳ hoàng kim.

Bên cạnh tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn một Bảo vật Quốc gia khác, đó là bộ tượng 10 linh thú có từ thời Lý. Theo văn bia "Vạn Phúc đại thiền tự bi" dựng năm 1686 nói về việc xây chùa Phật Tích thì linh thú này được tạc cùng thời điểm xây dựng chùa.

Bên cạnh tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn một Bảo vật Quốc gia khác, đó là bộ tượng 10 linh thú có từ thời Lý. Theo văn bia "Vạn Phúc đại thiền tự bi" dựng năm 1686 nói về việc xây chùa Phật Tích thì linh thú này được tạc cùng thời điểm xây dựng chùa.

10 bức tượng này gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử, được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.

10 bức tượng này gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử, được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.

Những linh thú trên đều được chạm khắc tinh tế, nét điêu khắc rất đặc trưng cho phong cách mỹ thuật thời nhà Lý tạo nên không gian chùa với vẻ đẹp cổ kính, nét độc đáo riêng biệt, hiếm ngôi chùa nào có được. Kích thước linh thú cao gần 2m, tất cả đều được nghệ sĩ cho leo lên bệ sen hình hộp nằm thoải mái.

Những linh thú trên đều được chạm khắc tinh tế, nét điêu khắc rất đặc trưng cho phong cách mỹ thuật thời nhà Lý tạo nên không gian chùa với vẻ đẹp cổ kính, nét độc đáo riêng biệt, hiếm ngôi chùa nào có được. Kích thước linh thú cao gần 2m, tất cả đều được nghệ sĩ cho leo lên bệ sen hình hộp nằm thoải mái.

Thú và bệ liền một khổ đá, hợp thành một khối đồ sộ và trang trọng. Các khối cơ thể được diễn tả căng, khỏe, đặt trong không gian với tư thế nằm thủ phục trên bệ tượng tạo cảm giác nghỉ ngơi, thư thái. Mang ý nghĩa giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật.

Thú và bệ liền một khổ đá, hợp thành một khối đồ sộ và trang trọng. Các khối cơ thể được diễn tả căng, khỏe, đặt trong không gian với tư thế nằm thủ phục trên bệ tượng tạo cảm giác nghỉ ngơi, thư thái. Mang ý nghĩa giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật.

Đại đức Thích Giác Tính, Phó trụ trì chùa Phật Tích cho biết, về cơ bản các tượng đều còn tương đối nguyên vẹn, chỉ vỡ nhỏ ở các rìa cạnh phần đế bệ, bề mặt tượng đã bị phong hóa, bào mòn.

Đại đức Thích Giác Tính, Phó trụ trì chùa Phật Tích cho biết, về cơ bản các tượng đều còn tương đối nguyên vẹn, chỉ vỡ nhỏ ở các rìa cạnh phần đế bệ, bề mặt tượng đã bị phong hóa, bào mòn.

Phùng Tuệ An

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/chiem-nguong-hai-bao-vat-quoc-gia-trong-ngoi-chua-nghin-nam-o-bac-ninh-192250403110717253.htm
Zalo