Chiêm ngưỡng 'báu vật' hai vua tôn thờ trong khuôn viên trường đại học ở Hà Nội

Nằm nép mình giữa những khu giảng đường của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chùa Thánh Chúa gắn liền với câu ca dao 'Ngàn năm nay có mấy chùa/Như chùa Thánh Chúa hai vua tôn thờ'.

Chùa Thánh Chúa được khởi dựng từ thời Lý trước năm 1064 trên đất thôn Dịch Vọng Hậu, Tổng Dịch Vọng, Phủ Hoài Đức, nay là phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Chùa Thánh Chúa được khởi dựng từ thời Lý trước năm 1064 trên đất thôn Dịch Vọng Hậu, Tổng Dịch Vọng, Phủ Hoài Đức, nay là phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Ngôi chùa gắn bó sâu sắc với triều đại nhà Lý, nhân vật tiêu biểu là Nguyên Phi Ỷ Lan, người đã giúp vua Lý Thánh Tông và con là Lý Nhân Tông mở ra một thời đại văn hóa rực rỡ của nước nhà.

Ngôi chùa gắn bó sâu sắc với triều đại nhà Lý, nhân vật tiêu biểu là Nguyên Phi Ỷ Lan, người đã giúp vua Lý Thánh Tông và con là Lý Nhân Tông mở ra một thời đại văn hóa rực rỡ của nước nhà.

Sử cũ ghi lại, năm Quý Mão (1063), vua Lý Thánh Tông ngoài 40 tuổi chưa có con trai, đã sai tri hậu nội thân là Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó Ỷ Lan phu nhân có mang, sinh ra hoàng tử Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông.

Sử cũ ghi lại, năm Quý Mão (1063), vua Lý Thánh Tông ngoài 40 tuổi chưa có con trai, đã sai tri hậu nội thân là Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó Ỷ Lan phu nhân có mang, sinh ra hoàng tử Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông.

Ngôi chùa còn gắn bó với tuổi thơ của vua Lê Thánh Tông, một vị minh quân, một nhà thơ, nhà văn hóa lớn trong lịch sử dân tộc.

Ngôi chùa còn gắn bó với tuổi thơ của vua Lê Thánh Tông, một vị minh quân, một nhà thơ, nhà văn hóa lớn trong lịch sử dân tộc.

Chùa Thánh Chúa được coi là nơi cầu tự ứng nghiệm và hơn 400 năm sau là nơi nương náu, nuôi dưỡng vua Lê Thánh Tông.

Chùa Thánh Chúa được coi là nơi cầu tự ứng nghiệm và hơn 400 năm sau là nơi nương náu, nuôi dưỡng vua Lê Thánh Tông.

Năm 1959, Bác Hồ về thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thấy hội trường xây trước cửa tam quan chùa Thánh Chúa, Bác Hồ đề nghị dỡ bỏ, điều đó thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về bảo tồn và giữ gìn di tích lịch sử văn hóa.

Năm 1959, Bác Hồ về thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thấy hội trường xây trước cửa tam quan chùa Thánh Chúa, Bác Hồ đề nghị dỡ bỏ, điều đó thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về bảo tồn và giữ gìn di tích lịch sử văn hóa.

Năm 2014, UBND quận Cầu Giấy đã đầu tư kinh phí để trùng tu chùa Thánh Chúa và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô.

Năm 2014, UBND quận Cầu Giấy đã đầu tư kinh phí để trùng tu chùa Thánh Chúa và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô.

Nép mình giữa những khu giảng đường sôi động, chùa Thánh Chúa không bề thế, không nguy nga, nhưng mang dáng dấp trầm mặc, cổ kính và sự thanh tịnh, linh thiêng.

Nép mình giữa những khu giảng đường sôi động, chùa Thánh Chúa không bề thế, không nguy nga, nhưng mang dáng dấp trầm mặc, cổ kính và sự thanh tịnh, linh thiêng.

Với ý nghĩa lịch sử cùng những điểm nhấn độc đáo, đặc sắc, chùa Thánh Chúa ngày càng được nhiều người biết đến để tìm kiếm sự an yên, thanh tịnh trong tâm hồn.

Với ý nghĩa lịch sử cùng những điểm nhấn độc đáo, đặc sắc, chùa Thánh Chúa ngày càng được nhiều người biết đến để tìm kiếm sự an yên, thanh tịnh trong tâm hồn.

Trong năm 2024, quận Cầu Giấy đã triển khai mô hình phụ nữ tham gia xây dựng di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu, thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng, sử dụng mã QR Code để lan tỏa thông tin, hình ảnh về chùa Thánh Chúa.

Trong năm 2024, quận Cầu Giấy đã triển khai mô hình phụ nữ tham gia xây dựng di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu, thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng, sử dụng mã QR Code để lan tỏa thông tin, hình ảnh về chùa Thánh Chúa.

Chùa Thánh Chúa được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa theo Quyết định số 100/QĐ ngày 21/1/1989 của Bộ Văn hóa.

Chùa Thánh Chúa được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa theo Quyết định số 100/QĐ ngày 21/1/1989 của Bộ Văn hóa.

Thế Đoàn/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/chiem-nguong-bau-vat-hai-vua-ton-tho-trong-khuon-vien-truong-dai-hoc-o-ha-noi-20241007154428725.htm
Zalo