Chàng trai đi học bằng tiền dân làng, 23 năm sau vẫn chưa trả nợ nhưng không ai đòi
Chàng trai vào Đại học bằng tiền của dân làng, sau tốt nghiệp về làng làm một điều suốt 23 năm, nhưng không ai đòi lại tiền.
Hạ Tinh Long, sinh năm 1980, đã trở thành tấm gương truyền cảm hứng khi anh dành cả cuộc đời để báo đáp ân tình của dân làng. Câu chuyện bắt đầu từ cao nguyên Hoàng Thổ, Lâm Phần, Sơn Tây, Trung Quốc, nơi đất đai cằn cỗi, khí hậu khô hạn quanh năm.
Khởi đầu từ lòng đồng cảm của dân làng
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại ngôi làng nghèo cổi, Hạ Tinh Long đã chứng kiến nhiều mất mát do thiếu thốn y tế. Khi anh 12 tuổi, ông nội qua đời vì không được chữa trị kịp thời. Bi kịch này đã khiến anh quyết tâm trở thành một bác sĩ, với mong muốn giúp đỡ bà con.
Năm 1996, Tinh Long thi đậu trường y, nhưng khoản học phí hơn 3.000 NDT (10,5 triệu đồng) là gánh nặng lớn đối với gia đình. Khi anh quyết định bỏ học đi làm thuê, bà con trong làng đã đến nhà khuyên ngăn và yêu cầu để được quyên góp tiền học phí cho anh chàng.
Bà con lối xóm kéo đến nhà Hạ Tinh Long và nói: "Chỗ chúng ta có một người đỗ đại học là không dễ dàng. Con muốn học thì cứ để nó học, học phí chúng ta cùng nhau góp lại."
Cứ thế, mỗi người góp một ít, người 50 NDT, người 100 NDT, để giúp anh theo đuổi giấc mơ.
Tinh Long mang theo số tiền và lời hứa: Cháu nhất định sẽ quay về báo đáp mọi người".
Trong suốt quãng thời gian học đại học, anh không ngại khó khăn, học tập cấn mẫn để không làm phụ lòng tin của bà con. Cuối cùng anh cũng tốt nghiệp và đi thực tập tại một bệnh viện huyện. Vì không có tiền thuê nhà, anh ở lại bệnh viện trực đêm. Kết thúc thời gian thực tập, thành tích của Hạ Tinh Long đều xuất sắc. Thầy cô và bạn bè đều mong anh ở lại trường làm việc nhưng anh đều từ chối. Anh nói: "Tôi không thể phụ lòng bà con."
Trở về phục vụ làng quê
Sau khi tốt nghiệp, Hạ Tinh Long đã từ chối cơ hội làm việc tại bệnh viện lớn để trở về làng. Khi gia đình biết được điều này, ai cũng phản đối khiến Hạ Tinh Long phải giải thích từng người một. Thấy sự quyết tâm của anh, cha mẹ người thân không nói gì thêm.
Mùa xuân năm 2000, anh mở phòng khám tại đây, đồng thời anh cũng kết hôn với người bạn gái đã đồng hành suốt nhiều năm qua.
Ban đầu, người dân trong làng còn e dè và không hoàn toàn tin tưởng, nên không ai tìm đến anh để khám chữa bệnh. Mọi chuyện thay đổi vào một đêm, khi con trai của một cụ bà 85 tuổi trong làng đến gõ cửa nhờ giúp đỡ. Cụ bà đang trong tình trạng nguy kịch, đã nhận ba tờ giấy báo bệnh nặng và gia đình đang chuẩn bị lo hậu sự.
Trong cơn tuyệt vọng, con trai cụ bà quyết định mời Hạ Tinh Long đến xem, nói: "Anh xem giúp, được thì tốt, không được cũng đành chịu!".
Suốt hơn mười ngày, Hạ Tinh Long luôn túc trực bên giường bệnh, kiên nhẫn quan sát, chẩn đoán và điều trị bằng thuốc. Cuối cùng, anh đã cứu sống cụ bà một cách kỳ diệu. Sự kiện này nhanh chóng lan truyền khắp nơi, khiến tên tuổi Hạ Tinh Long trở nên nổi tiếng trong làng. Người dân từ khắp các vùng lân cận ùn ùn tìm đến để được anh chữa trị.
Tinh Long không chỉ khám bệnh tại phòng khám mà còn in danh thiếp phát cho từng nhà để bà con tiện đi đến khám hay tìm anh.
Theo thời gian, danh tiếng của Hạ Tinh Long ngày càng lan rộng. Thương con trai ngày đêm vất vả, cha anh quyết định mua tặng một chiếc xe đạp trị giá 40 NDT. Tuy nhiên, đường núi gập ghềnh, trơn trượt khi trời mưa khiến anh nhiều lúc vẫn phải đi bộ. Để thuận tiện hơn trong việc di chuyển, anh bàn với cha vay tiền để mua một chiếc xe máy.
Vào năm 2013, anh nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ làng bên. Một đứa trẻ đang sốt cao và lên cơn co giật. Dù vừa có tuyết rơi, đường phủ đầy băng trơn trượt, Hạ Tinh Long vẫn lập tức lên đường. Khi đang leo dốc, xe máy bất ngờ mất lái và ngã xuống. May mắn thay, anh không bị thương nghiêm trọng và kịp thời đến cứu giúp đứa trẻ.
Ngày hôm sau, một cuộc gọi khác báo tin một cụ già lên cơn hen suyễn. Trên đường đi, anh lại bị trượt ngã xuống mương. Dù vậy, Hạ Tinh Long vẫn gắng gượng đến nơi. Chứng kiến anh vượt qua bao khó khăn để cứu chữa, mọi người trong làng đều xúc động không thốt nên lời.
Trong suốt hơn 20 năm, anh đã phục vụ hơn 4.000 người ở 28 ngôi làng, với quãng đường di chuyển lên đến 400.000 km. Anh đã sửa dụng 7 chiếc xe máy, hẳng trăm đôi giày và bỏ ra hơn 100.000 NDT (350 triệu đồng) tiền thuốc men.
Lòng biết ơn và quyết tâm gắn bó
Dù đứng trước nhiều cám dỗ vật chất, Tinh Long vẫn kiên định ở lại phục vụ bà con.
Năm 2009, khi con đến tuổi đi học, vợ Hạ Tinh Long muốn chuyển lên thành phố để con có điều kiện học tốt hơn, đồng thời mở phòng khám. Tuy nhiên, Hạ Tinh Long kiên quyết phản đối, dẫn đến xích mích giữa hai vợ chồng.
Biết chuyện, bà con trong làng đến thuyết phục anh ở lại. Một cụ già mang xấp tiền nhàu nát đến nói: "Tinh Long, con đi rồi, chúng ta biết sống sao đây?".
Cuối cùng, vợ anh đưa con lên thành phố học, còn anh ở lại tiếp tục công việc. Những lúc rảnh, vợ anh vẫn về phụ giúp.
Năm 2013, trong buổi họp lớp, bạn bè ai cũng khấm khá, còn Hạ Tinh Long vẫn giản dị, không có tài sản gì giá trị. Suốt hơn 20 năm, anh phục vụ 24/24 cho hơn 4.000 người dân ở 28 ngôi làng, đi hơn 400.000 km, hỏng 7 chiếc xe máy, mòn vô số đôi giày, và tự chi hơn 100.000 NDT tiền thuốc. Tổng số tiền anh miễn phí cho người bệnh lên đến 350.000 NDT.
Năm 2016, anh được vinh danh là một trong mười nhân vật truyền cảm hứng của Trung Quốc. Với anh, trả tiền dễ, trả ơn mới khó, và cách tốt nhất để báo đáp là tiếp tục gắn bó, bảo vệ sức khỏe cho dân làng.