Chăm sóc nẻ gót chân mùa lạnh

Nẻ gót chân xảy ra khi mất tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da trong những trường hợp bệnh vảy nến, bệnh chàm hoặc khi da bị khô...Nẻ nứt gót chân không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, nếu không được điều trị sớm có thể gây chảy máu, nứt sâu, đau đớn và cản trở việc đi lại của người bệnh.

Da càng khô sẽ càng nứt nẻ

Da càng khô sẽ càng nứt nẻ và bong tróc nhiều hơn. Những vết nứt này có nguy cơ nhiễm trùng nếu không được điều trị, nhất là khi hệ miễn dịch suy giảm hoặc có bệnh tiểu đường, nhiễm trùng trở thành nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân gây nẻ nứt gót chân phổ biến là:

Da gót thiếu độ ẩm

Một trong những nguyên nhân chính của nứt gót là da khô và thiếu ẩm. Điều này có thể do thời tiết khắc nghiệt, thiếu uống nước, hoặc việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.

Da càng khô sẽ càng nứt nẻ và bong tróc nhiều hơn.

Da càng khô sẽ càng nứt nẻ và bong tróc nhiều hơn.

Vùng gót chân thường xuyên chịu áp lực lớn

Áp lực lớn lên gót chân, đặc biệt là khi bạn mang giày cao gót thường xuyên, có thể tạo ra nứt gót chân. Sự áp lực này có thể làm suy giảm sự đàn hồi của da.

Mang giày dép chật

Việc sử dụng giày chật, hẹp hoặc không thoải mái có thể tạo ra áp lực lớn lên gót chân, gây ra tình trạng nứt da.

Thay đổi thời tiết đột ngột

Sự thay đổi nhanh chóng giữa các môi trường ẩm và khô có thể làm suy giảm độ ẩm của da. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gót chân bị nứt nẻ.

Cơ thể thiếu chất

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A và E, có thể làm cho da trở nên khô và dễ nứt nẻ.

Nhiễm trùng nấm vùng da gót

Nhiễm trùng nấm, đặc biệt là tinea pedis (nấm chân), có thể làm da trở nên yếu và dễ nứt.

Lão hóa da

Da người già thường mất độ đàn hồi và độ ẩm tự nhiên, làm tăng nguy cơ nứt gót chân.

Cách chăm sóc đúng gót chân khô và nứt nẻ

Hạn chế tắm lâu, chỉ nên tắm vòi hoa sen trong 5-10 phút. Tắm quá lâu có thể làm khô da, làm nặng thêm tình trạng khô, nứt nẻ gót chân của bạn, dùng khăn khô thấm khô nhẹ nhàng da bạn sau khi tắm.

Sử dụng sữa tắm có tính tẩy rửa nhẹ nhàng, không có mùi thơm. Điều này sẽ giúp giữ được lớp dầu tự nhiên trên da bạn.

Bảo vệ gót chân. Trong ngày, hãy dùng băng keo dạng lỏng đắp lên các vết nứt ở gót chân để tạo hàng rào bảo vệ, có thể giúp giảm đau, tăng tốc độ chữa lành và ngăn vi trùng xâm nhập vào da.

Mang giày phù hợp.

Bôi dưỡng ẩm trong vòng 5 phút sau khi tắm, sử dụng kem dưỡng ẩm chứa 10-25% urê, axit salicylic thoa lên gót chân của bạn ngay sau khi tắm khi da vẫn còn ẩm và bất cứ khi nào gót chân của bạn cảm thấy khô để khóa ẩm.

Bôi dưỡng ẩm trong vòng 5 phút sau khi tắm lên gót chân

Bôi dưỡng ẩm trong vòng 5 phút sau khi tắm lên gót chân

Trước khi đi ngủ, sử dụng dưỡng ẩm như vaselin, lanolin,… ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp tinh dầu thiên nhiên. Các loại tinh dầu như dầu dừa, dầu ôliu, dầu hạnh nhân, dầu trà chứa nhiều vitamin E, khoáng chất và tinh dầu. Những thành phần này cần thiết để duy trì độ ẩm cho da, dưỡng da mềm mịn hơn, đây cũng là cách giảm bớt tình trạng nứt nẻ ở gót chân. Chỉ cần thoa đều tinh dầu lên vùng gót chân và massage nhẹ nhàng. Đi tất và giữ đến sáng hôm sau rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

Nẻ nứt gót chân không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, nếu không được điều trị sớm nó có thể gây chảy máu, nứt sâu, đau đớn và cản trở việc đi lại của người bệnh.

Gót chân nứt nẻ có thể là một tình trạng bệnh lý, như tiểu đường, viêm da cơ địa,… Nếu tình trạng gót khô, nứt nẻ của bạn quá nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp trên thì bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

ThS. Nguyễn Lan Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-ne-got-chan-mua-lanh-169241215111516944.htm
Zalo