Cha mẹ mất, ngôi nhà 2 chị góp tiền mua tăng giá gấp 3: Em trai chưa từng góp một đồng xuất hiện đòi thừa kế
Khi bố mẹ mất, hai chị em định bán để chia tiền thì không ngờ rằng người em trai lúc mua không bỏ ra một đồng nào đòi quyền sở hữu.
Ông Châu, một nha sĩ ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), có ba người con: hai gái, một trai.
Trong đó, con trai út được nuông chiều từ nhỏ nên tính tình ương bướng, không quan tâm nhiều đến gia đình.
Khi cha mẹ lớn tuổi, sức khỏe giảm sút, hai cô con gái đã góp tiền mua cho cha mẹ một căn nhà mới trị giá khoảng 2 tỷ đồng, với mong muốn bố mẹ có nơi ở khang trang, tiện nghi.
Dù em trai không đóng góp một đồng và tỏ thái độ thờ ơ, hai chị em vẫn quyết định bỏ ra mỗi người 1 tỷ đồng để mua nhà, đứng tên cha mẹ.
Trong suốt những năm sau đó, họ là người chăm sóc cha mẹ khi đau ốm, trong khi em trai gần như bặt vô âm tín.
10 năm trôi qua, cha mẹ lần lượt qua đời, căn nhà lúc này đã tăng giá lên 6 tỷ đồng. Hai chị em dự định bán đi để chia nhau.
Tuy nhiên, em trai bất ngờ xuất hiện và đòi chia quyền thừa kế, với lý do: "Đây là tài sản đứng tên bố mẹ, tôi cũng có phần."

Hai chị gái gom tiền mua nhà báo hiếu, 10 năm sau bố mẹ mất, em trai từng ngoảnh mặt lại bất ngờ xuất hiện đòi chia thừa kế. Ảnh minh họa
Hai chị em không đồng tình, cho rằng em trai không có công sức gì mà lại muốn hưởng lợi. Không đạt được thỏa thuận, họ đưa sự việc ra tòa.
Theo Bộ luật Dân sự Trung Quốc, trong trường hợp không có di chúc, tài sản đứng tên cha mẹ được chia đều cho các con.
Tuy nhiên, việc hai chị em góp tiền mua nhà cho cha mẹ được xác định là hành vi tặng cho có điều kiện.
Tòa án xét thấy: tuy căn nhà đứng tên bố mẹ, nhưng phần lớn giá trị tài sản là từ công sức và tiền bạc hai chị em bỏ ra. Do đó, tòa tuyên căn nhà thuộc quyền sở hữu của hai người con gái.
Em trai chỉ được chia phần tài sản tiền mặt còn lại là 6 vạn NDT (khoảng 209 triệu đồng), theo quy định thừa kế tài sản không xác lập nguồn gốc tặng cho.
Câu chuyện không chỉ là bài học pháp lý về việc mua nhà, đứng tên, tặng cho tài sản trong gia đình mà còn phản ánh giá trị đạo đức: "Báo hiếu không phải bằng lời nói hay đòi hỏi, mà bằng hành động cụ thể."
Ở bên cha mẹ khi còn sống, chăm sóc khi ốm đau đó là điều đáng quý. Tranh giành sau khi họ qua đời chỉ khiến người ở lại tổn thương thêm một lần nữa.