Câu hỏi thường gặp liên quan đến hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là bệnh tự miễn liên quan đến tuyến ngoại tiết như mắt, miệng… thường xuất hiện cùng các bệnh như viêm khớp, viêm tuyến giáp…

1. Đông y có chữa được hội chứng Sjogren không?

NỘI DUNG::

1. Đông y có chữa được hội chứng Sjogren không?

2. Các phương pháp điều trị hội chứng Sjogren

3. Hội chứng Sjogren có chữa khỏi được không?

4. Những chú ý quan trọng đối với hội chứng Sjogren

5. Chi phí khám chữa bệnh

Hội chứng Sjogren là một rối loạn tự miễn dịch gây ra bởi sự xâm nhập tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết dẫn đến rối loạn chức năng tuyến, đặc biệt là tuyến nước bọt và tuyến lệ. Vì vậy đông y không chữa được hội chứng Sjogren.

2. Các phương pháp điều trị hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là bệnh lý liên quan đến tự miễn, hệ thống vì vậy điều trị theo tổn thương cơ quan với mục tiêu nhằm kiểm soát tình trạng khô mắt, khô miệng và điều trị tổn thương cơ quan khác đi kèm.

Với những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng khô mắt, khô miệng nhẹ, chỉ cần chăm sóc hỗ trợ tại chỗ như sử dụng nước mắt nhân tạo, nước bọt nhân tạo thường xuyên, tránh yếu tố làm nặng như bụi bẩn, khói thuốc, nhiệt độ cao, tránh các thuốc làm khô mắt, khô miệng như chống trầm cảm, kháng histamin, lợi tiểu….

Với trường hợp khô miệng nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hoặc gây các viêm nhiễm vùng răng miệng có thể cân nhắc sử dụng thuốc kích thích hệ cholinergic như pilocarpine, cevimeline…

Với tổn thương các cơ quan, nguyên tắc điều trị cũng tương tự các bệnh lý mô liên kết tự miễn khác, tùy theo biểu hiện và mức độ nặng của tổn thương có thể dùng corticoid đường toàn thân, kháng sốt rét tổng hợp (hydroxycloroquin), methotrexat, azathioprin, sulfasalazin, mycophenolat mofetil, cyclosporin, cyclophosphamid. Truyền rituximab có thể cân nhắc trong các trường hợp nặng, kháng trị.

Nếu phì đại tuyến mang tai. Chườm mát, sử dụng NSAIDs hoặc corticoid toàn thân ngắn ngày (<1 tháng). Cân nhắc sử dụng kháng sinh.

Viêm khớp. Điều trị triệu chứng gồm NSAID, corticoid toàn thân hoặc tại chỗ. Điều trị thay đổi bệnh gồm: HCQ hoặc methotrexate.

Biểu hiện Raynaud: Tránh lạnh, lo lắng, sử dụng thuốc chẹn kênh Calci.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Thuốc chống trầm cảm, gabapentin. Lưu ý có thể làm nặng thêm triệu chứng khô mắt và khô miệng. Ngoài ra có thể sử dụng corticoid toàn thân (uống hoặc truyền tĩnh mạch) hoặc globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch những trường hợp diễn biến nặng.

Viêm mạch máu do cryoglobulin gây tổn thương tạng: lựa chọn corticoid liều cao, trao đổi huyết tương, globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch, Rituximab.

Bệnh phổi kẽ: Cyclophosphamide, azathioprine.

Toan hóa ống thận: Bổ sung kali, natribicarbonat.

Viêm cầu thận: Corticoid, cyclophosphamide tĩnh mạch.

Tổn thương đường mật. Sử dụng thuốc lợi mật Axit ursodeoxycholic.

U lympho. Điều trị theo phác đồ điều trị u lympho.

Điều trị hội chứng kèm theo (trong hội chứng Sjogren thứ phát): Điều trị viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì theo phác đồ.

Ngoài ra, việc điều trị không dùng thuốc bao gồm: Bệnh nhân cần tránh uống rượu, hút thuốc. Không dùng thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm (ngoại trừ thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, đặc biệt escitalopram và fluoxetine).

Hội chứng Sjogren là bệnh lý liên quan đến tự miễn, vì vậy điều trị theo tổn thương cơ quan với mục tiêu nhằm kiểm soát tình trạng khô mắt, khô miệng.

Hội chứng Sjogren là bệnh lý liên quan đến tự miễn, vì vậy điều trị theo tổn thương cơ quan với mục tiêu nhằm kiểm soát tình trạng khô mắt, khô miệng.

Vệ sinh miệng, khám răng miệng định kỳ, kích thích tiết nước bọt (nhai kẹo cao su không đường hoặc nước cam quýt) và sử dụng các chất thay thế nước bọt thường được khuyến cáo để kiểm soát tình trạng khô miệng. Các chất thay thế nước bọt đã được chứng minh là có thể cải thiện các triệu chứng chủ quan của khô miệng (ví dụ, nóng rát miệng, khó nhai và nuốt) mà không ảnh hưởng đến tốc độ tiết nước bọt.3. Hội chứng Sjogren có chữa khỏi được không?

Hội chứng Sjogren là một bệnh lý viêm tự miễn, hệ thống, mạn tính, không rõ nguyên nhân. Hiện nay không có cách chữa khỏi hội chứng Sjogren, nhưng có thể được kiểm soát tình trạng này. Việc điều trị thường là điều trị triệu chứng, nhưng một số trường hợp tổn thương cơ quan ngoài tuyến nặng có thể được điều trị bằng corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch.

4. Những chú ý quan trọng đối với hội chứng Sjogren

Bệnh Sjogren là một bệnh lý tự miễn được đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của tuyến lệ và tuyến nước bọt dẫn đến hiện tượng khô mắt và khô miệng.

Ngoài các biểu hiện trên, bệnh còn có thể ảnh hưởng các cơ quan khác. Bệnh Sjogren tiên phát, bệnh nhân chỉ có bệnh lý này đơn độc và bệnh Sjogren thứ phát khi có trùng lặp với các bệnh lý tự miễn khác mà hay gặp nhất là viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ hệ thống. Bệnh Sjogren hay gặp ở phụ nữ trung niên, từ 50 đến 60 tuổi, tuy nhiên vẫn có thể gặp ở nam giới và lứa tuổi trẻ hơn.

Tiên lượng bệnh Sjogren phụ thuộc vào mức độ tổn thương cơ quan. Trình tự diễn biến tự nhiên của bệnh Sjogren được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 0 (tiền bệnh) có bất thường kháng thể trong máu nhưng không có biểu hiện lâm sàng;

Giai đoạn 1: có biểu hiện tuyến ngoại tiết.

Giai đoạn 2: biểu hiện tuyến ngoại tiết và các cơ quan khác.

Giai đoạn 3: xuất hiện bệnh u lympho.

Ghi nhận theo dõi khoảng thời gian dài đến 20 năm thấy khoảng 1/3 đến một nửa các bệnh nhân mắc bệnh Sjogren có biểu hiện tổn thương cơ quan khác và các rối loạn tự miễn đi kèm như viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto, tổn thương phổi kẽ, viêm mạch. Ung thư lympho không Hodgkin gặp khoảng trong 5% bệnh nhân Sjogren và tăng theo thời gian mắc bệnh.

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ tử vong tăng lên ở những bệnh nhân có tổn thương phổi kẽ, tổn thương thận, giảm bổ thể, viêm mạch hoặc có u lympho.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Bệnh Sjogren chẩn đoán không dựa vào triệu chứng đơn độc mà cần phải kết hợp các tiêu chuẩn chẩn đoán. Việc nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh Sjogren được đặt ra ở bệnh nhân có biểu hiện khô mắt hoặc khô miệng dai dẳng, phì đại tuyến mang tai, tăng răng sâu không rõ nguyên nhân hoặc kết quả bất thường của xét nghiệm miễn dịch kháng thể kháng Ro/SSA có hoặc không đi kèm kháng thể kháng La/SSB, hoặc yếu tố dạng thấp RF, tăng globulin máu.

Chính vì vậy, mỗi bệnh nhân có những chẩn đoán chỉ định khác nhau, điều trị cũng khác nhau tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nên chi phí cũng khác nhau. Nếu chụp cắt lớp vi tính mang tai – tai mũi họng có giá dao động khoảng từ 1.000.000VNĐ đến 3.000.000VNĐ; Sinh thiết tuyến nước bọt có giá dao động khoảng từ 2.000.000VNĐ đến 3.000.000VNĐ; xét nghiệm miễn dịch kháng thể kháng Ro/SSA có giá từ 600.000-1.000.000VNĐ.

Bác sĩ Lê Đức Thiện

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-hoi-chung-sjogren-169250418091546078.htm
Zalo