Câu hỏi thường gặp liên quan đến cường kinh

Cường kinh là tình trạng khi người phụ nữ bị ra huyết quá nhiều, kéo dài ở mỗi chu kỳ kinh. Đây là lý do thường gặp khiến người bệnh đi khám phụ khoa. Cường kinh là một bất thường gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

1. Đông y có chữa được cường kinh không?

Nội dung

1. Đông y có chữa được cường kinh không?

2. Cách chăm sóc người bệnh mắc cường kinh

3. Cường kinh chữa khỏi không?

4. Lưu ý với người khi mắc cường kinh

5. Chi phí khám chữa bệnh

Các bài thuốc Đông Y có tác dụng tuyệt vời trong việc điều hòa kinh nguyệt, ổn định nội tiết tố bên trong cơ thể. Chị em có thể tham khảo một số bài thuốc để cải thiện tình trạng cường kinh. Để an toàn nhất khi sử dụng thuốc Đông Y, chị em nên có sự tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn.

2. Cách chăm sóc người bệnh mắc cường kinh

Khi bị cường kinh, ngoài việc thăm khám bác sĩ thì chị em phụ nữ cần điều chỉnh lối sống khoa học. Có chế độ sinh hoạt hợp lý là một trong những cách cải thiện tình trạng cường kinh hữu hiệu, cụ thể:

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh những hoạt động và vận động mạnh.

Giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, stress.
Ngủ nghỉ đúng giờ và đủ giấc.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh mới đều đặn.

Bên cạnh đó chị em phụ nữ bị cường kinh cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Vì một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, bổ sung chất cho cơ thể tránh tình trạng thiếu máu, cũng như nạp thêm năng lượng giúp cơ thể khỏe khoắn hơn. Chị em cần lưu ý:

Bổ sung thêm trái cây và rau củ xanh vào thực đơn hàng ngày để ổn định đường huyết trong máu, cân bằng nội tiết tố, hạn chế nhiễm trùng.

Ăn thêm cá biển hoặc cá giàu chất béo để giúp giảm đau, giảm viêm.

Tăng cường thực phẩm giàu sắt và vitamin B6 để cải thiện tình trạng thiếu máu.

Nên ăn thêm ngũ cốc bởi chúng chứa ít glycemic sẽ giúp cân bằng nội tiết tố.

Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

Không ăn những món cay, nóng như nhiều ớt, tiêu.

Cường kinh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

Cường kinh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

3. Cường kinh chữa khỏi không?

Cường kinh có thể do nhiều nguyên nhân, từ các vấn đề liên quan đến hormone, các bệnh lý khác hoặc đôi khi là do căng thẳng. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: nguyên nhân và nguyện vọng sinh con của chị em phụ nữ.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định chị em dùng thuốc để cải thiện tình trạng cường kinh. Có thể là thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc bổ sung hormone Progesterone hoặc thuốc bổ sung sắt để tránh thiếu máu. Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật.

Các thủ thuật điều trị có thể là nong nạo tử cung, cắt đốt nội mạc tử cung hoặc cắt bỏ tử cung (bao gồm cả tử cung và cổ tử cung)… Tuy nhiên, hạn chế của những thủ thuật này là có thể gây vô sinh, do đó chỉ được áp dụng cho trường hợp phụ nữ lớn tuổi hoặc không còn nhu cầu sinh con.

Tình trạng ở mỗi người là khác nhau, nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau nên bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp.

4. Lưu ý với người mắc cường kinh

Khi mắc cường kinh nếu không sớm điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm như:

Cường kinh khiến chị em mất nhiều máu, người trở nên mệt mỏi, suy nhược, dễ hoa mắt, chóng mặt...

Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, bạn gái dễ bị bệnh phụ khoa, viêm nhiễm nặng.

Với phụ nữ phá thai bị cường kinh kéo dài có thể bị viêm nhiễm cổ tử cung, nguy cơ vô sinh, hiếm muộn sẽ rất cao.

Bị cường kinh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin B1, B6, magie, kẽm,...

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ khi bị rong kinh. Sử dụng các dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp để làm sạch, tránh nhiễm khuẩn. Có thể dùng ngải cứu làm món ăn trong những ngày hành kinh. Trong đông y, ngải cứu có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm lượng máu xấu, giảm đau bụng kinh. Trường hợp đau bụng kinh nên tham khảo chuyên gia y tế sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm, hạn chế chảy máu. Nếu tình trạng kéo dài nên đi đến gặp bác sĩ để khám cụ thể và đưa ra phương án điều trị sớm.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân cần khai thác thông tin tiền sử bệnh lý (bản thân và gia đình), khám thực thể và xét nghiệm máu trong trường hợp nghi ngờ thiếu máu.

Tùy tính chất bệnh lý của từng người bệnh, có thể cần làm các xét nghiệm sau:

Thử thai (định lượng HCG): ra huyết nhiều hoặc kéo dài có thể là một dấu hiệu của sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Do đó cần loại trừ có thai trước khi nghĩ đến nguyên nhân phụ khoa khác.

Siêu âm giúp đánh giá cấu trúc vùng chậu. Các bất thường như nội mạc tử cung dày, polyp, u xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung, hình ảnh buồng trứng đa nang … có thể phát hiện được thông qua siêu âm.

Siêu âm bơm dịch lòng tử cung: Siêu âm kết hợp với bơm dịch vào lòng tử cung sẽ giúp đánh giá kỹ hơn các bất thường bên trong lòng tử cung.

Nội soi buồng tử cung: Một ống soi nhỏ đưa qua cổ tử cung giúp đánh giá cấu trúc bên trong lòng tử cung.

Sinh thiết nội mạc tử cung: Mẫu tế bào nội mạc tử cung được lấy và quan sát dưới kính hiển vi nhằm phát hiện ra các tế bào lạ.

MRI: đánh giá các cấu trúc vùng chậu.

Các xét nghiệm máu như tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm đông máu, định lượng nội tiết được cân nhắc thực hiện nhằm đánh giá mức độ thiếu máu, rối loạn đông máu hoặc rối loạn rụng trứng.

Vì vậy, chi phí khám, điều trị bệnh cường kinh có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Mỗi nguyên nhân gây bệnh cường kinh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, dẫn đến chi phí khác nhau.

BS. Lê Đào Minh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-cuong-kinh-169250220102949225.htm
Zalo