Câu chuyện khoa học: Khơi thông điểm nghẽn, định vị khoa học công nghệ

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội, địa phương và doanh nghiệp. Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển khoa học-công nghệ giai đoạn 2011-2020, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai các định hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học-công nghệ đề ra trong Chiến lược và đã đạt những kết quả quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng lực khoa học-công nghệ của đất nước...

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách cần tháo gỡ trong thời gian tới để khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo thật sự là đột phá chiến lược, động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Vậy những bất cập đó là gì, cần phải làm gì để khơi thông những điểm nghẽn, từ đó định vị được vị thế của Khoa học công nghệ Việt trên trường quốc tế? Đây sẽ là chủ đề của Câu chuyện khoa học ngày hôm nay.

Vừa qua, nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng, Bộ Tư pháp về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp từ đầu nhiệm kỳ đến nay, phương hướng đến hết nhiệm kỳ.

Tại buổi làm việc, bên cạnh những kết quả nổi bật, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của Ngành, nhất là trong công tác hoàn thiện thể chế, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện pháp luật; một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao. Do đó, để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, sớm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng đã đề ra, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị trong thời gian tới, Bộ, ngành Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp.

Luật Khoa học và Công nghệ là một trong những Luật quan trọng đang trong quá trình xem xét, sửa đổi. Để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, phát huy vai trò trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khoa học và công nghệ, cho doanh nghiệp; phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đáp ứng thực tiễn ứng dụng khoa học và công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất... Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 457 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Trưởng ban.

Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo để xây dựng một dự án luật do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, không chỉ thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ mà còn là một cách tiếp cận mới nhằm nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật.

Cùng thảo luận về vấn đề này với các vị khách mời:

- Ông Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

- PGS.TS Vũ Văn Tích - Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

- PGS.TS Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trườn Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Mời quý vị cùng theo dõi chương trình!

Bùi Lan Anh

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/cau-chuyen-khoa-hoc-khoi-thong-diem-nghen-dinh-vi-khoa-hoc-cong-nghe-248631.htm
Zalo