Câu chuyện khoa học: Gỡ khó để nuôi biển vươn khơi
Là một quốc gia có đường bờ biển dài, với vùng đặc quyền khai thác rộng lớn, chiến lược phát triển kinh tế biển luôn được Đảng, nhà nước Việt Nam chú trọng. Nghị quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 đã tạo tiền đề cho phát triển kinh tế biển nói chung và nuôi biển nói riêng.
Tiềm năng đã có, tuy nhiên, khai thác và nuôi biển như thế nào để biến tiềm năng thành giá trị, khi hiện nay, giá trị xuất khẩu thủy sản năm chiếm tỷ trọng trên 28% tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp? Dù vậy, diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước.
Việc triển khai nuôi biển tại các địa phương còn gặp khá nhiều vấn đề, khi chưa áp dụng khoa học và công nghệ, hoạt động nuôi tự phát, phá vỡ quy hoạch, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, công nghệ sản xuất giống, quản lý môi trường vùng nuôi, phòng trị bệnh trên đối tượng nuôi còn nhiều hạn chế. Làm thế nào để có thể gỡ khó cho nuôi biển? Làm sao để khoa học công nghệ trở thành then chốt để kinh tế biển vươn xa? Đó là những vấn đề chúng ta sẽ bàn luận trong chương trình Câu chuyện khoa học hôm nay.
Xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời sẽ đồng hành trong tọa đàm ngày hôm nay:
- PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam;
- PGS.TS. Trương Đình Hoài - Phó trưởng Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam;
- Chị Trần Bảo Mơ - Phó Giám đốc HTX Làng Chài Bái Tử Long, Quảng Ninh.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!