Câu chuyện đổi thay trên vùng cao Quảng Trị

Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Quảng Trị đang từng ngày viết nên câu chuyện đổi thay, vươn lên thoát nghèo.

Hành trình ấy có sự đồng hành không nhỏ của những chính sách hỗ trợ thiết thực, trong đó nổi bật là chương trình tín dụng ưu đãi giúp bà con xây dựng nhà ở, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Giấc mơ an cư thành hiện thực

No Title

No Title

Giao dịch tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Ảnh: Nguyên Linh

Ông Hồ Văn Chiến, người DTTS ở thôn Ka Túp, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa cho biết với khoản vay 40 triệu đồng từ NHCSXH, cùng số tiền tích cóp được, gia đình ông đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang, thay thế cho căn nhà cũ đã xuống cấp. Không chỉ vậy, ông Chiến còn được vay thêm 100 triệu đồng để đầu tư trồng tràm và chăn nuôi trâu bò, từng bước cải thiện kinh tế gia đình. "Chúng tôi rất biết ơn sự quan tâm của Đảng và Nhà nước", ông Chiến xúc động chia sẻ.

Ông Hồ Văn Quân, Giám đốc NHCSXH huyện Hướng Hóa, cho biết, đơn vị đã giải ngân hơn 31,8 tỷ đồng cho 527 hộ vay vốn theo Nghị định 28, đạt 100% kế hoạch. Nguồn vốn đã giúp 251 hộ xây dựng, sửa chữa nhà ở và 276 hộ đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.

"Điều đáng mừng là bà con đều sử dụng vốn vay rất hiệu quả", ông Quân nhấn mạnh. Hiện tại, tổng dư nợ cho vay đối với người DTTS tại huyện Hướng Hóa đã đạt hơn 775 tỷ đồng với hơn 11.835 hộ vay vốn.
Yên tâm sản xuất

Không chỉ ở Hướng Hóa, chương trình tín dụng ưu đãi cũng đang mang lại hiệu quả tích cực tại huyện Đakrông. Ước mơ về một ngôi nhà vững chãi đã thành hiện thực đối với gia đình chị Hồ Thị Năm, ở thôn Klu.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đăkrông (Quảng Trị) tư vấn cho khách hàng. Ảnh: Nguyên Linh

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đăkrông (Quảng Trị) tư vấn cho khách hàng. Ảnh: Nguyên Linh

Cũng tại xã Đakrông, anh Hồ Văn Công đã sử dụng khoản vay 100 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi trâu. "Lãi suất ưu đãi, thời gian vay dài, lại được trả nợ theo kỳ hạn, giúp chúng tôi yên tâm phát triển sản xuất", anh Công cho biết. Việc chăn nuôi trâu cũng rất phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán sản xuất của người dân địa phương.

Khánh Ly/BNEWS/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/cau-chuyen-doi-thay-tren-vung-cao-quang-tri/352488.html
Zalo