Cậu bé 14 tuổi tìm ra quy luật giá chứng khoán
Khi đó tôi mới có 14 tuổi nhưng sau hàng trăm lần quan sát, tôi đã tự kiểm chứng độ chính xác của những quy luật đó bằng cách so sánh giá cổ phiếu của ngày hôm nay với những hôm khác.
Tôi (*) bắt đầu đi làm khi vừa học xong phổ thông. Tôi nhận công việc trông coi bảng yết giá tại một văn phòng môi giới chứng khoán. Tôi rất nhanh nhạy với những con số. Khi còn đi học, tôi đã học hết chương trình đại số ba năm chỉ trong vòng một năm. Công việc trông coi bảng yết giá của tôi là dán những con số lên một cái bảng lớn đặt trong phòng khách hàng. Một trong số những khách hàng sẽ ngồi ở vị trí trung tâm gần bảng tin và đọc to các mức giá, không có gì là quá nhanh với tôi. Tôi luôn nhớ trong đầu những con số. Chẳng có gì khó khăn.
Còn có nhiều nhân viên khác trong văn phòng này. Tất nhiên là tôi có chơi với những cậu bạn khác cùng làm ở đó. Vào những hôm thị trường nhộn nhịp, tôi có thể phải bận rộn suốt từ mười giờ sáng tới ba giờ chiều, và chẳng còn thời gian tán gẫu.
Dù văn phòng có náo nhiệt đến đâu, tôi cũng không bị sao nhãng công việc của mình. Với tôi, những con số trên bảng yết giá không nói lên được giá cổ phiếu là bao nhiêu đô-la. Đó chỉ đơn thuần là những con số. Tất nhiên chúng cũng có ý nghĩa nào đó. Những con số luôn thay đổi. Đó là tất cả những gì mà tôi quan tâm. Tại sao chúng lại thay đổi? Tôi không biết cũng chẳng quan tâm làm gì. Tôi không nghĩ đến điều đó. Chỉ đơn giản là tôi thấy chúng thay đổi, vậy thôi. Cái ý nghĩa rằng những con số đó luôn thay đổi cứ ám ảnh tôi suốt 5 tiếng đồng hồ trong những ngày làm việc bình thường và 2 tiếng đồng hồ ngày thứ bảy.
Chính ý nghĩa ấy khiến tôi bắt đầu thấy thích thú những biến động về giá cả. Phải nói là tôi có khả năng nhớ số rất tốt. Tôi có thể nhớ đến từng chi tiết các mức giá cổ phiếu trong ngày hôm trước, ngay cả trước khi chúng lên hay xuống. Niềm say mê với tính nhẩm của tôi lúc này đã tỏ ra hữu ích.
Tôi để ý dù lên hay xuống, giá cổ phiếu cũng có xu hướng tuân theo những quy luật nhất định. Những trường hợp như vậy thường diễn ra tạo đường hướng cho tôi. Khi đó tôi mới có 14 tuổi nhưng sau hàng trăm lần quan sát, tôi đã tự kiểm chứng độ chính xác của những quy luật đó bằng cách so sánh giá cổ phiếu của ngày hôm nay với những hôm khác. Việc đó xảy ra không lâu trước khi tôi dự đoán được những động thái về giá cổ phiếu.
Như tôi nói, chỉ dẫn duy nhất của tôi chính là những biến động của giá trong những ngày đã qua. Tôi lập ra những “trang thông tin chi tiết” trong đầu. Tôi tìm kiếm thu thập thông tin về những cổ phiếu được đưa vào trang thông tin. Tôi đã ghi chép lại. Anh hiểu ý tôi chứ?
Ví dụ như anh có thể chỉ ra tại điểm nào thì mua sẽ tốt hơn chút ít so với bán. Có một trận chiến diễn ra trên thị trường chứng khoán và bảng niêm yết giá chính là kính viễn vọng của anh. Anh có thể dựa vào nó bảy trong số mười trường hợp.
Một bài học nữa mà tôi sớm nhận ra là trên phố Wall không có gì là mới cả. Nguyên nhân không phải là vì hình thức đầu cơ ở đó đã xưa như trái đất. Bất kể cái gì diễn ra trên phố Wall ngày hôm nay cũng đã diễn ra trong ngày hôm qua và sẽ xảy ra trong những ngày tiếp theo. Lúc nào tôi cũng nhớ như in điều đó. Tôi cho là mình đã rất cố gắng để nhớ được khi nào điều đó diễn ra và diễn ra theo cách nào. Đây chính là cách tôi thu thập vốn kinh nghiệm của mình.
Tôi quá say mê và hào hứng với việc đoán trước biến động lên xuống của giá cổ phiếu giao dịch nên đã mua một cuốn sổ nhỏ. Tôi ghi những quan sát của mình vào đó. Đó không phải là những ghi chép các phiên giao dịch tưởng tượng mà nhiều người vẫn bám theo đơn thuần chỉ để kiếm lời hay thua lỗ hàng triệu đô-la mà vẫn không tỏ ra kiêu ngạo hay vào trại tế bần.
Nó là ghi chép về những lần tôi tính toán sai bên cạnh đó là những dự đoán của tôi về những động thái giá cổ phiếu. Tôi thích nhất khi kiểm tra xem liệu những gì tôi quan sát được có đúng hay không, nói cách khác là xem xem tôi dự đoán có đúng không.
Sau khi tìm hiểu giá lên xuống trong một ngày của cổ phiếu đang giao dịch, tôi có thể đi đến kết luận rằng cổ phiếu biến động cũng y như cũ, như khi có 8 hay 10 điểm. Tôi viết nhanh tên và giá cổ phiếu trong ngày thứ hai, nhớ lại biến động giá những ngày trước rồi viết lại dự đoán của mình về những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong ngày thứ ba và thứ tư. Sau đó, tôi sẽ kiểm tra độ chính xác của những dự đoán mà mình đưa ra bằng cách so với ghi chép thực của bảng yết giá.
Tôi bắt đầu thích thông điệp mà bảng tin đem lại như vậy đấy. Tôi nhận thấy rằng biến động giá cổ phiếu chủ yếu liên quan đến xu hướng tăng giảm của thị trường. Tất nhiên là biến động giá cả luôn có nguyên nhân của nó, nhưng bản thân bảng tin không bao giờ đề cập đến nguyên do có những biến động như vậy. Nó không giải thích lý do. Tôi không bao giờ đặt ra câu hỏi với bảng tin khi tôi 14 tuổi và bây giờ khi tôi đã 40 tuổi, tôi cũng không bao giờ làm như vậy.
Hôm nay, giá cổ phiếu có thể biến động là do nguyên nhân này nhưng hai ngày, ba ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng sau lại do nguyên nhân khác. Nhưng như vậy có sao đâu. Anh ghi chép những gì diễn ra ở hiện tại chứ không phải trong tương lai. Có thể gác lý do sang một bên. Nhưng anh phải hành động thật nhanh nếu không anh sẽ không theo kịp. Đã có lần tôi gặp chuyện này rồi.
Chắc anh nhớ có lần cổ phiếu Hollow Tube giảm ba điểm. Sau đó, trong một ngày khác, giác các loại còn lại trên thị trường tăng mạnh. Đó là thực tế. Vào thứ Hai tuần sau, anh thấy đấy, các vị giám đốc đã bỏ qua số cổ tức có thể thu về từ vụ này. Họ biết nên làm gì, họ sẽ không tự tay bán ra thậm chí cũng chẳng mua vào cổ phiếu loại này. Không có vụ mua nội bộ nào diễn ra và cũng không có lý do tại sao nó lại không xuống giá.
Tôi giữ cuốn sổ tay ghi chép của mình trong khoảng sáu tháng. Trong suốt thời gian đi làm, thay vì tranh thủ về nhà, tôi say mê ghi ghi chép chép những con số tôi cần dùng và theo dõi chúng biến đổi thế nào và bao giờ tôi cũng tìm xem có biến đổi nào lặp lại hay tương tự nhau không. Đó là cách tôi đọc thông điệp của bảng tin mặc dù cho đến lúc đó tôi chưa nhận biết hết giá trị thực của nó.
-----------------
* Mặc dù Lefèvre viết cuốn sách này dưới ngôi thứ nhất, nhưng cuốn hồi ký được dựa trên một số cuộc phỏng vấn với nhà giao dịch mà ông gọi là Larry Livingston. Livingston không thực sự tồn tại; đó chỉ là một tên gọi khác của Jesse Livermore, một trong những nhà đầu cơ chứng khoán vĩ đại nhất mọi thời đại.