Cần chuẩn bị gì cho mâm lễ cúng Tết Hàn Thực 3/3 âm lịch?

Chỉ còn vài ngày nữa là tới Tết Hàn Thực - Tết bánh trôi bánh chay. Bạn có biết cần chuẩn bị gì cho mâm lễ cúng ngày 3/3 âm lịch?

 Vài ngày Tết Hàn Thực, các gia đình thường làm bánh trôi bánh hay để dâng cúng tổ tiên.

Vài ngày Tết Hàn Thực, các gia đình thường làm bánh trôi bánh hay để dâng cúng tổ tiên.

Ngày Tết Hàn Thực bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc, tưởng nhớ đến vị tướng Tử Thôi thời nhà Tấn cõng mẹ chết cháy trong rừng. Để tưởng nhớ Thôi, vua Tấn ban lệnh 3/3 - 5/3 âm lịch hàng năm dân phải kiêng đốt lửa, chỉ được ăn đồ nguội.

Dù không liên quan đến điển tích này của người Trung Quốc, nhưng người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng là món ăn nguội để thờ cúng tổ tiên, đất trời. Diễn ra vào ngày mùng 3/3 âm lịch hàng năm, Tết Hàn Thực còn được gọi Tết bánh trôi bánh chay,

Ngày mồng 3/3 âm lịch cũng là ngày chính tiệc lễ của đạo Mẫu của người Việt theo phong tục "Tháng Tám tiệc Cha, tháng Ba tiệc Mẹ". Đây chính là ngày để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên và soạn sửa lễ cúng ngày Tết Hàn Thực đã trở thành phong tục truyền thống của nhiều gia đình Việt Nam.

Tết Hàn Thực còn được gọi Tết bánh trôi bánh chay. Ảnh minh họa

Tết Hàn Thực còn được gọi Tết bánh trôi bánh chay. Ảnh minh họa

Bánh trôi bánh chay: Đồ lễ không thể thiếu trong Tết Hàn Thực

Dân gian coi hình tròn của bánh trôi là tượng trưng cho Trời (Dương), hình vuông của nhân là tượng trưng cho Đất (Âm). Trời bao bọc đất, Âm Dương tan hòa vào nhau. Ông cha ta coi đó là sự giao hòa của vũ trụ, tạo vật và con người, đó cũng là lúc vạn vật sinh sôi nảy nở, cây cối tốt tươi. Đây là hình ảnh biểu tượng được thần thoại hóa, trong đó gửi gắm những ý tưởng của cha ông truyền lại cho đời sau về thuyết Âm Dương – Ngũ Hành để khẳng định sự kỳ vĩ của nền văn minh Văn Lang – niềm tự hào của người Lạc Việt.

Chị Nguyễn Thu Hoài (CEO công ty Nương Bắc) chia sẻ, cả hai loại bánh trôi và bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp thơm, là thành quả lao động vất vả dâng lên ông bà tổ tiên, là hình ảnh thể hiện rõ nhất nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam cùng với các loại bánh truyền thống khác như bánh chưng, bánh giầy… Qua hàng ngàn năm lịch sử, bánh trôi bánh chay đã trở thành nét đẹp truyền thống trong ngày Tết Hàn Thực.

Bánh trôi bánh chay là món đồ lễ không thể thiếu trong Tết Hàn Thực. Ảnh minh họa

Bánh trôi bánh chay là món đồ lễ không thể thiếu trong Tết Hàn Thực. Ảnh minh họa

Đúng như tên gọi Tết Hàn Thực, nghĩa là ăn đồ lạnh, trong ngày 3/3, các gia đình thường soạn sửa mâm lễ gồm các món đồ nguội để dâng cúng tổ tiên.

Trong đó, mâm lễ cúng tết Hàn Thuc thường bao gồm:

- Hoa tươi

- Trái cây

- Trầu cau

- Bánh trôi, bánh chay: Đây là 2 món không thể thiếu trong mâm lễ. Theo quan niệm của người xưa, số lẻ là số tượng trưng cho may mắn, nên các gia đình thường dân cúng số bát/đĩa bánh trôi bánh chay theo số lẻ, 3 bát hoặc 5 bát, để cầu mong may mắn, hạnh phúc.

Vân Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/can-chuan-bi-gi-cho-mam-le-cung-tet-han-thuc-3-3-am-lich-20210412155125992.htm
Zalo