Cần chiến lược dài hạn để phát triển điện hạt nhân

Theo nghiên cứu, điện hạt nhân là nguồn điện lớn, ổn định, có khả năng chạy nền để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn điện không phát thải CO2, đáp ứng các mục tiêu trung hòa carbon.

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm kể trên, thì khả năng đảm bảo an toàn cho loại năng lượng tiềm ẩn rủi ro này cũng như tính khả thi trong triển khai tại Việt Nam hiện tại như thế nào? Chúng tôi đã ghi nhận ý kiến đa chiều từ các chuyên gia để làm rõ hơn về vấn đề này.

Điện hạt nhân đã từng được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2009 nhưng sau đó lại tạm dừng vào năm 2016 vì nhiều thách thức, trở ngại. Trong xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới đang quay trở lại với điện hạt nhân. Việt Nam, trong công cuộc đa dạng hóa các nguồn năng lượng mới nhằm đạt mục tiêu netzero, cũng nằm trong xu hướng đó. Nếu phát triển điện hạt nhân thời gian tới, Việt Nam sẽ có những thuận lợi nhất định.

Nếu đầu tư điện hạt nhân từ bây giờ thì ít nhất 10 năm sau Việt Nam mới có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Để phát huy ưu điểm hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng, điện hạt nhân phải chiếm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống.

Nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ sẽ không hiệu quả kinh tế như nhà máy lớn nhưng có ưu điểm hạn chế tối thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Lịch sử phát triển các cường quốc trên thế giới cho thấy phát triển điện hạt nhân sẽ tạo ra bước đột phá về khoa học công nghệ. Theo các chuyên gia, nếu phát triển điện hạt nhân, sẽ cần 1 chiến lược dài hạn với sự đồng thuận và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Xuân Tiến - Hoàng Minh

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/can-chien-luoc-dai-han-de-phat-trien-dien-hat-nhan-240467.htm
Zalo