Cận cảnh vẻ đẹp điện Kiến Trung

Điện Kiến Trung nằm bên trong Đại Nội Huế, được vua Khải Định cho xây dựng vào những năm 1921-1923. Đây là công trình độc đáo, mang phong cách kiến trúc Pháp, Ý và cổ truyền của Việt Nam.

Sau gần 5 năm tu bổ, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế lần đầu tiên mở cửa đón du khách tham quan điện Kiến Trung vào dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Cùng với di tích điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, điện Kiến Trung là một trong 5 công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm Thành dưới triều Nguyễn. Ảnh: Hoàng Lê

Cùng với di tích điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, điện Kiến Trung là một trong 5 công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm Thành dưới triều Nguyễn. Ảnh: Hoàng Lê

Dưới thời vua Minh Mạng, tiền thân của điện Kiến Trung là một công trình mang tên là lầu Minh Viễn ba tầng (xây dựng vào năm 1827), được bình chọn là “Thần Kinh đệ nhất cảnh”. Ảnh: Hoàng Lê

Dưới thời vua Minh Mạng, tiền thân của điện Kiến Trung là một công trình mang tên là lầu Minh Viễn ba tầng (xây dựng vào năm 1827), được bình chọn là “Thần Kinh đệ nhất cảnh”. Ảnh: Hoàng Lê

Giai đoạn 1921-1923, điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây dựng lại hoàn toàn theo phong cách tân cổ điển, bao gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Ý kết hợp kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lê

Giai đoạn 1921-1923, điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây dựng lại hoàn toàn theo phong cách tân cổ điển, bao gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Ý kết hợp kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lê

Công trình có kiểu trang trí cầu kì, tỉ mỉ, được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết… mang đậm bản sắc của họa tiết cung đình. Ảnh: Hoàng Lê

Công trình có kiểu trang trí cầu kì, tỉ mỉ, được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết… mang đậm bản sắc của họa tiết cung đình. Ảnh: Hoàng Lê

Đặc biệt là lối trang trí bằng đắp mảnh sành sứ trên nền vôi vữa. Ảnh: Hoàng Lê

Đặc biệt là lối trang trí bằng đắp mảnh sành sứ trên nền vôi vữa. Ảnh: Hoàng Lê

Sau 72 năm ở dạng phế tích, năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung. Ảnh: Hoàng Lê

Sau 72 năm ở dạng phế tích, năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung. Ảnh: Hoàng Lê

Ngoài ra, dự án còn tu bổ các công trình nhỏ xung quanh, như đài phun nước, súng thần công, nhà canh và hệ thống cây xanh… Ảnh: Hoàng Lê

Ngoài ra, dự án còn tu bổ các công trình nhỏ xung quanh, như đài phun nước, súng thần công, nhà canh và hệ thống cây xanh… Ảnh: Hoàng Lê

Và nay, công trình đã được phục dựng gần như nguyên vẹn và đã mở cửa phục vụ du khách tham quan vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: Hoàng Lê

Và nay, công trình đã được phục dựng gần như nguyên vẹn và đã mở cửa phục vụ du khách tham quan vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: Hoàng Lê

Không gian bên trong điện Kiến Trung. Ảnh: Hoàng Lê

Không gian bên trong điện Kiến Trung. Ảnh: Hoàng Lê

Bên trong điện Kiến Trung được bố trí những hiện vật gắn liền với lịch sử hình thành của ngôi điện. Ảnh: Hoàng Lê

Bên trong điện Kiến Trung được bố trí những hiện vật gắn liền với lịch sử hình thành của ngôi điện. Ảnh: Hoàng Lê

Hoàng Lê

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/can-canh-ve-dep-dien-kien-trung/
Zalo