Cận cảnh quy trình nuôi đuông dừa béo múp giữa sông Hồng

Hiện nay, tại khu vực bãi giữa sông Hồng, người dân đang tận dụng canh tác, chăn nuôi nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị. Trong đó, đuông dừa được nuôi tại đây rất đơn giản, mang lại giá trị kinh tế cao.

Đuông dừa là một loại côn trùng được anh Đỗ Đức Tiến (Hà Nội) nghiên cứu và đưa vào nuôi thử nghiệm tại khu vực bãi giữa sông Hồng cách đây 2 năm. Hiện nay, anh Tiến đã bán nhộng dừa ra thị trường với giá khá cao.

Cận cảnh quy trình nuôi con vật béo múp bằng xơ dừa giữa sông Hồng

Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe & Đời sống anh Đức Tiến cho biết: "Tôi bắt đầu nuôi đuông dừa được gần 2 năm nay, trước khi bắt tay vào mô hình này tôi từng làm trong lĩnh vực tài chính, khi quyết định nghỉ việc tôi đã xem và học hỏi từ trên mạng sau đó tự mày mò dần và làm".

Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe & Đời sống anh Đức Tiến cho biết: "Tôi bắt đầu nuôi đuông dừa được gần 2 năm nay, trước khi bắt tay vào mô hình này tôi từng làm trong lĩnh vực tài chính, khi quyết định nghỉ việc tôi đã xem và học hỏi từ trên mạng sau đó tự mày mò dần và làm".

"Ban đầu, con giống (là con bọ cánh cứng) được anh Tiến mua từ những người bạn chuyên nghiên cứu về côn trùng rồi gây giống từ đó đến nay. Trong quá trình nuôi, đuông dừa gần như không bị bệnh tật gì cả mà lại phát triển rất tốt", anh Tiến nói.

"Ban đầu, con giống (là con bọ cánh cứng) được anh Tiến mua từ những người bạn chuyên nghiên cứu về côn trùng rồi gây giống từ đó đến nay. Trong quá trình nuôi, đuông dừa gần như không bị bệnh tật gì cả mà lại phát triển rất tốt", anh Tiến nói.

Đuông dừa được anh Tiến nuôi trong các chậu nhựa rồi đậy lại bằng các tấm gỗ có khe hở nhỏ để giữ độ ẩm tránh nhộng bò ra ngoài. Hiện anh đang có khoảng 10 chậu nuôi đuông dừa, mỗi chậu/khoảnh anh Tiến thả từ 10 đến 15 cặp con đực và cái.

Đuông dừa được anh Tiến nuôi trong các chậu nhựa rồi đậy lại bằng các tấm gỗ có khe hở nhỏ để giữ độ ẩm tránh nhộng bò ra ngoài. Hiện anh đang có khoảng 10 chậu nuôi đuông dừa, mỗi chậu/khoảnh anh Tiến thả từ 10 đến 15 cặp con đực và cái.

Theo anh Tiến, đuông dừa là loài côn trùng dễ nuôi, chỉ cần bỏ chút vỏ dừa lúc đầu là chúng có thể sống hết cả một quãng thời gian đến khi thu hoạch.

Theo anh Tiến, đuông dừa là loài côn trùng dễ nuôi, chỉ cần bỏ chút vỏ dừa lúc đầu là chúng có thể sống hết cả một quãng thời gian đến khi thu hoạch.

Từ lúc nhộng vào kén đến khi thành con mẹ kéo dài trong khoảng thời gian từ 25 – 30 ngày. Thức ăn của đuông dừa rất đơn giản, chỉ cần chút cám gạo trộn vào cùng với vỏ dừa chặt nhỏ sau đó ủ cho lên men tự nhiên rồi thả con giống vào là có thể nuôi được.

Từ lúc nhộng vào kén đến khi thành con mẹ kéo dài trong khoảng thời gian từ 25 – 30 ngày. Thức ăn của đuông dừa rất đơn giản, chỉ cần chút cám gạo trộn vào cùng với vỏ dừa chặt nhỏ sau đó ủ cho lên men tự nhiên rồi thả con giống vào là có thể nuôi được.

Với mỗi chậu sẽ cho khoảng 3kg cám gạo kết hợp cùng nước tạo độ sền sệt sau đó trộn với nửa chậu vỏ dừa chặt nhỏ. Có một lưu ý đó là khi nhộng đã vào kén sẽ không ăn nữa nên thời điểm này sẽ không cần bổ sung thêm thức ăn.

Với mỗi chậu sẽ cho khoảng 3kg cám gạo kết hợp cùng nước tạo độ sền sệt sau đó trộn với nửa chậu vỏ dừa chặt nhỏ. Có một lưu ý đó là khi nhộng đã vào kén sẽ không ăn nữa nên thời điểm này sẽ không cần bổ sung thêm thức ăn.

Mỗi chậu nuôi đuông dừa, anh Tiến thu hoạch được gần 300 con nhộng.

Mỗi chậu nuôi đuông dừa, anh Tiến thu hoạch được gần 300 con nhộng.

Giá bán mỗi con nhộng anh Tiến bán cho người tiêu dùng từ 5 đến 8.000 đ/con.

Giá bán mỗi con nhộng anh Tiến bán cho người tiêu dùng từ 5 đến 8.000 đ/con.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/can-canh-quy-trinh-nuoi-duong-dua-beo-mup-giua-song-hong-169240814100238389.htm
Zalo