Cận cảnh nơi con người lên vũ trụ và may mắn trở về
Cứ 3 tháng một lần, nhóm 3 phi hành gia sẽ được phóng lên Trạm Vũ trụ Quốc tế từ Kazakhstan, sau đó trở về Trái Đất bằng những khoang nhỏ.
Tàu Soyuz MS-04, 2017 | Nhiếp ảnh gia (NAG) Andrew McConnell cho biết: "Tôi bắt đầu quan tâm đến sự kiện Soyuz hạ cánh sau khi xem một bộ phim tài liệu vào năm 2014. Khi đó là mùa đông và tàu vũ trụ đã hạ cánh xuống vùng đất băng giá. Nhóm cứu hộ mặt đất phải vật lộn với điều kiện khắc nghiệt để mở khoang tàu và cuối cùng khi ba con người bước ra, tim tôi hẫng một nhịp". Trong ảnh là tàu Soyuz MS-04 được ghi lại vào năm 2017.
Các phi hành gia trước khi được phóng lên vũ trụ, 2015 | McConnell chia sẻ: "Tôi vừa trở về từ vùng chiến sự và đã chứng kiến những điều tồi tệ nhất của nhân loại. Nhưng ở đây, tôi nhìn thấy con người cùng nhau làm việc và đạt được những điều tưởng chừng như không thể. Trong trạng thái mệt mỏi lúc đó, hình ảnh này đã khiến tôi thực sự xúc động và quyết định sẽ tự mình đến đó để chứng kiến tận mắt".
Người dân làng Kenjebai-Samai, 2018 | Trong chuyến đi đầu tiên vào năm 2015, khi các phi hành gia và nhà du hành vũ trụ đang thực hiện lễ hạ cánh, McConnell nhìn thấy một nhóm người dân địa phương từ làng Kenjebai-Samai đến chứng kiến sự kiện kỳ lạ diễn ra ngay tại sân sau nhà họ.
Mảnh vỡ tên lửa gần làng, 2019 | Bệ phóng số 1 của Baikonur Cosmodrome chính là nơi Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vào vũ trụ - bắt đầu hành trình vào ngày 12/4/1961. Tàu vũ trụ Soyuz đi vào hoạt động từ cuối những năm 1960, được coi là phương tiện hàng không vũ trụ an toàn và tiết kiệm chi phí nhất. Khoang tàu dài 2,2 m, rộng 2,1 m, đủ chỗ cho 3 người. Phải mất 6 tiếng đồng hồ để đến trạm vũ trụ và chỉ mất 3,5 tiếng để quay trở lại.
Trẻ em làng Kenjebai-Samai, 2022 | Sau khi NASA ngừng chương trình tàu con thoi vào năm 2011, Soyuz trở thành "cánh cổng không gian" duy nhất dẫn lên ISS. Tên gọi "Soyuz" trong tiếng Nga có nghĩa là "liên minh".
Tòa nhà Khan Shatyr, Astana, 2017 | Mặc dù ban đầu McConnell bị thu hút bởi những nhà du hành vũ trụ, chính cuộc sống của người dân địa phương nơi thảo nguyên mênh mông đã khiến NAG quay lại nhiều lần.
Người dân thu gom đồ tái chế ở gần Saran, 2018 | "Thoạt nhìn, thảo nguyên giống như một khoảng không vô tận, nhưng qua thời gian, nó dần lộ ra những chi tiết bất ngờ", McConnell nói.
Người chăn cừu ở vùng Karaganda, 2020 | "Tôi thấy phần lớn dân tộc bản địa không quan tâm đến những phi hành gia và nhà du hành vũ trụ, nhưng cuộc sống lại bị ràng buộc vào 'nghi lễ' kỳ lạ này. Những hậu duệ của dân du mục tại đây lại lần nữa ở lại bên rìa của một chân trời mới", McConnell chia sẻ.
Các phi hành gia NASA trở về, 2016 | Các phi hành gia NASA Kate Rubins, Anatoly Ivanishin của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga và Takuya Onishi của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản thành công trở về Trái Đất trên tàu Soyuz MS-01.
Lăng mộ gần khu vực hạ cánh của Soyuz, 2018 | Gần khu vực hạ cánh của Soyuz, McConnell bắt gặp 2 người đàn ông cưỡi ngựa xuất hiện trong sương mù để kiểm tra mô đun hạ cánh của tàu Soyuz. Sau khi dừng lại vài phút để xem tàu vũ trụ, họ đã đến viếng mộ tổ tiên để tỏ lòng thành kính - một sự giao thoa kỳ lạ giữa hiện đại và truyền thống.