Cận cảnh loài cá cực lạ có môi đỏ chót, mặt cáu kỉnh dễ sợ

Với vây giống chân ếch, đôi môi thì đỏ như son, cá dơi môi đỏ thực sự không giống bất kỳ loài cá nào khác ở đáy biển khơi.

Đại dương có rất nhiều sinh vật kỳ lạ, từ lợn biển đến vô số loài khác sống trong các lỗ thông hơi sâu dưới đáy đại dương. Ảnh: @Science Museum.

Đại dương có rất nhiều sinh vật kỳ lạ, từ lợn biển đến vô số loài khác sống trong các lỗ thông hơi sâu dưới đáy đại dương. Ảnh: @Science Museum.

Giờ đây, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về một siêu phẩm khác của đại dương, đó là loài cá dơi môi đỏ, nó có tên khoa học là Ogcocephalus darwini. Ảnh: @Galapagos Conservation Trust.

Giờ đây, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về một siêu phẩm khác của đại dương, đó là loài cá dơi môi đỏ, nó có tên khoa học là Ogcocephalus darwini. Ảnh: @Galapagos Conservation Trust.

Chỉ được tìm thấy ở vùng biển quần đảo Galápagos, cá dơi môi đỏ luôn thể hiện vẻ mặt cáu kỉnh trên đôi môi đỏ tươi như son, nó chủ yếu ăn các loài cá nhỏ hơn và một số loài giáp xác khác. Ảnh: @The Verge.

Chỉ được tìm thấy ở vùng biển quần đảo Galápagos, cá dơi môi đỏ luôn thể hiện vẻ mặt cáu kỉnh trên đôi môi đỏ tươi như son, nó chủ yếu ăn các loài cá nhỏ hơn và một số loài giáp xác khác. Ảnh: @The Verge.

Không ai biết lý do tại sao loài cá dơi môi đỏ lại có đôi môi đỏ đậm đến như vậy, mặc dù một số người tin rằng, đặc điểm này giúp cá dơi có thể nhận biết đồng loại trong thế giới tối tăm dưới đáy biển. Ngoài ra, việc phô trương đôi môi đỏ cũng là một cách giúp nó thu hút bạn tình. Ảnh: @FictionRulezForever Wiki.

Không ai biết lý do tại sao loài cá dơi môi đỏ lại có đôi môi đỏ đậm đến như vậy, mặc dù một số người tin rằng, đặc điểm này giúp cá dơi có thể nhận biết đồng loại trong thế giới tối tăm dưới đáy biển. Ngoài ra, việc phô trương đôi môi đỏ cũng là một cách giúp nó thu hút bạn tình. Ảnh: @FictionRulezForever Wiki.

Thực tế, cá dơi môi đỏ là thành viên của bộ cá Lophiiformes, thường được gọi là cá cần câu. Giống như các thành viên khác của bộ cá này, cá dơi môi đỏ có một cấu trúc khác ở đỉnh đầu gọi là esca. Ảnh: @World's Biggest Animals.

Thực tế, cá dơi môi đỏ là thành viên của bộ cá Lophiiformes, thường được gọi là cá cần câu. Giống như các thành viên khác của bộ cá này, cá dơi môi đỏ có một cấu trúc khác ở đỉnh đầu gọi là esca. Ảnh: @World's Biggest Animals.

Cấu trúc esca này có thể phát sáng hoặc tiết ra chất lỏng để dụ con mồi. Ảnh: @Creations by JA Sterling.

Cấu trúc esca này có thể phát sáng hoặc tiết ra chất lỏng để dụ con mồi. Ảnh: @Creations by JA Sterling.

Đối với phần còn lại của cơ thể, cá dơi môi đỏ có thể phát triển chiều dài từ 25 đến 40 cm, và được tìm thấy ở độ sâu khoảng 3 đến 76 mét dưới bề mặt của sóng biển, hoặc thậm chí sống ở độ sâu tới khoảng 120 mét ở rìa các rạn san hô đáy biển sâu. Ảnh: @Tumblr.

Đối với phần còn lại của cơ thể, cá dơi môi đỏ có thể phát triển chiều dài từ 25 đến 40 cm, và được tìm thấy ở độ sâu khoảng 3 đến 76 mét dưới bề mặt của sóng biển, hoặc thậm chí sống ở độ sâu tới khoảng 120 mét ở rìa các rạn san hô đáy biển sâu. Ảnh: @Tumblr.

Sống dưới đáy biển, cá dơi không thực sự bơi mà thay vào đó "đi bộ", bằng cách sử dụng các vây giống chân ếch, lấy đà chuyển động trên bãi cát đáy biển. Ảnh: @Flickr.

Sống dưới đáy biển, cá dơi không thực sự bơi mà thay vào đó "đi bộ", bằng cách sử dụng các vây giống chân ếch, lấy đà chuyển động trên bãi cát đáy biển. Ảnh: @Flickr.

Tuy nhiên, cá dơi môi đỏ này có thể bơi nếu nó muốn, bằng cách sử dụng đuôi tạo lực đẩy để bơi nhanh hơn trong nước. Ảnh: @Criaturas Marinas.

Tuy nhiên, cá dơi môi đỏ này có thể bơi nếu nó muốn, bằng cách sử dụng đuôi tạo lực đẩy để bơi nhanh hơn trong nước. Ảnh: @Criaturas Marinas.

Cá dơi môi đỏ cũng được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào loài ít được quan tâm và không có mối đe dọa cụ thể nào được biết đến. Ảnh: @amanaimage.

Cá dơi môi đỏ cũng được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào loài ít được quan tâm và không có mối đe dọa cụ thể nào được biết đến. Ảnh: @amanaimage.

Tuy nhiên, Tổ chức Galapagos Conservation Trust cho biết: "Nhiệt độ nước biển tăng cao, tình trạng san hô bị tẩy trắng có thể gây ra mối đe dọa lớn, vì nó sẽ làm thay đổi môi trường sống tự nhiên của loài cá dơi môi đỏ này, và có thể làm giảm nguồn thức ăn tự nhiên của chúng". Ảnh: @ Diario de Avisos.

Tuy nhiên, Tổ chức Galapagos Conservation Trust cho biết: "Nhiệt độ nước biển tăng cao, tình trạng san hô bị tẩy trắng có thể gây ra mối đe dọa lớn, vì nó sẽ làm thay đổi môi trường sống tự nhiên của loài cá dơi môi đỏ này, và có thể làm giảm nguồn thức ăn tự nhiên của chúng". Ảnh: @ Diario de Avisos.

Mời Quý Độc Giả cùng xem video: Megalodon - Loài Cá Mập Chiến Binh | Thế Giới Động Vật Tiền Sử. Nguồn video: @Nhật Ký Hoang Dã.

Thiên Đăng (Theo iflscience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/can-canh-loai-ca-cuc-la-co-moi-do-chot-mat-cau-kinh-de-so-post1541766.html
Zalo