Cận cảnh 'công trường ngầm' của vàng tặc giữa rừng phòng hộ Đăk Đoa
Giữa những cánh rừng rậm rạp của tiểu khu 416, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, một mạng lưới hầm vàng trái phép được đào sâu như 'địa đạo' đã bị lực lượng chức năng phát hiện và triệt phá.
Sau khi tiếp nhận thông tin báo chí phản ánh, ngày 24.5, Công an tỉnh Gia Lai đã cử hơn 50 cán bộ, chiến sĩ các phòng thuộc Công an tỉnh vạch kế hoạch tác chiến, ập vào bãi vàng để truy quét các đối tượng

Sau nhiều giờ băng rừng, vượt suối trong rừng, lực lượng chức năng đã tìm thấy địa điểm làm vàng trái phép nằm sâu trong rừng thuộc tiểu khu 416 - Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Đoa, thuộc địa phận xã Đăk Sơmei, huyện Đăk Đoa

Lực lượng chức năng tiếp cận cửa hầm – nơi các đối tượng khai thác vàng trái phép hoạt động lén lút

Một trong nhiều hầm vàng trái phép được đào sâu hàng chục mét vào lòng đất, với nhiều ngóc ngách len lỏi dưới lòng núi

Một đoạn bên trong hầm vàng trái phép, nơi các đối tượng đã đào sâu vào lòng đất để tìm vàng

Máy móc được phát hiện bên trong hầm, cho thấy hoạt động khai thác diễn ra có tổ chức và quy mô

Lưới thép và xe kéo – công cụ hỗ trợ các đối tượng vận chuyển đất đá và thiết bị bên trong hầm vàng

Các can nhựa chứa nước nghi được sử dụng trong quá trình đãi vàng thủ công tại hiện trường
Hình ảnh do lực lượng chức năng ghi lại cho thấy quy mô hầm vàng trái phép nằm sâu trong rừng phòng hộ. Bên trong hầm, các đối tượng đã đào bới hàng chục mét lòng đất, đưa vào nhiều máy móc, dụng cụ để khai thác vàng. Điều kiện hầm ẩm thấp, thiếu ánh sáng, tiềm ẩn nguy cơ sập lở cao, đồng thời gây tác động nghiêm trọng đến môi trường rừng và nguồn nước trong khu vực.
Liên quan đến sự việc này, ông Bùi Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Đăk Đoa khẳng định, sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân để xảy ra vụ việc khai thác vàng trái phép.
Đồng thời, huyện sẽ đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo và hỗ trợ cho huyện để có phương án xem xét san lấp, đánh sập các miệng hầm đã được các đối tượng đào hầm khai thác khoáng sản trái phép trước đây (vì ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, địa chất và mặt bằng san lấp đất).