Cận cảnh bờ sông Đuống sạt lở đe dọa 'nuốt chửng' nhiều nhà dân

Khu vực sạt lở bờ sông Đuống dài khoảng 120 mét, ăn sâu vào đất liền khoảng 50 mét, nuốt chửng nhiều hoa màu, tài sản, đất đai và tiếp tục có dấu hiệu đe dọa khu dân cư đông đúc.

UBND TP Hà Nội vừa công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở nghiêm trọng đoạn đê hữu sông Đuống, thuộc địa phận Tổ 38, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội. Tình trạng sạt lở nghiêm trọng đã "nuốt chửng" nhiều hoa màu, tài sản, đất đai và tiếp tục có dấu hiệu đe dọa trực tiếp đến đất sản xuất và khu dân cư trong khu vực.

UBND TP Hà Nội vừa công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở nghiêm trọng đoạn đê hữu sông Đuống, thuộc địa phận Tổ 38, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội. Tình trạng sạt lở nghiêm trọng đã "nuốt chửng" nhiều hoa màu, tài sản, đất đai và tiếp tục có dấu hiệu đe dọa trực tiếp đến đất sản xuất và khu dân cư trong khu vực.

Hiện trường cho thấy một hố sạt lớn đã hình thành sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào tháng 9 năm ngoái. Khi nước lũ rút, đoạn bờ sông đã bị cuốn trôi, để lại một hố sạt dài khoảng 120m, ăn sâu vào đất liền khoảng 50m.

Hiện trường cho thấy một hố sạt lớn đã hình thành sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào tháng 9 năm ngoái. Khi nước lũ rút, đoạn bờ sông đã bị cuốn trôi, để lại một hố sạt dài khoảng 120m, ăn sâu vào đất liền khoảng 50m.

Sự cố đã khiến một khu lán trại bị sụp hoàn toàn xuống sông. Nhiều phần còn sót lại của công trình như mái tôn, cổng sắt và các bức tường bao cho thấy dấu hiệu sụt lún nghiêm trọng phần móng.

Sự cố đã khiến một khu lán trại bị sụp hoàn toàn xuống sông. Nhiều phần còn sót lại của công trình như mái tôn, cổng sắt và các bức tường bao cho thấy dấu hiệu sụt lún nghiêm trọng phần móng.

Theo người dân, khu vực sạt lở tiếp tục có dấu hiệu sụt lún gây nứt tường các công trình xung quanh, đe dọa công trình nhà văn hóa Tổ 38 và khu dân cư đông đúc bên trong.

Theo người dân, khu vực sạt lở tiếp tục có dấu hiệu sụt lún gây nứt tường các công trình xung quanh, đe dọa công trình nhà văn hóa Tổ 38 và khu dân cư đông đúc bên trong.

Dù tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục diễn ra nhưng theo người dân ở đây, rất nhiều đoàn về kiểm tra, khảo sát nhưng chưa có động thái nào khắc phục hậu quả của vụ sạt lở.

Dù tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục diễn ra nhưng theo người dân ở đây, rất nhiều đoàn về kiểm tra, khảo sát nhưng chưa có động thái nào khắc phục hậu quả của vụ sạt lở.

Ngoài thiệt hại về công trình, một phần diện tích đất canh tác của người dân cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề. Đáng lo ngại hơn, hiện có nhiều hộ dân chỉ còn cách mép sạt lở khoảng hơn 100 mét.

Ngoài thiệt hại về công trình, một phần diện tích đất canh tác của người dân cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề. Đáng lo ngại hơn, hiện có nhiều hộ dân chỉ còn cách mép sạt lở khoảng hơn 100 mét.

Mặc dù vụ sạt lở diễn ra vào tháng 9/2024 nhưng đến nay hiện trạng gần như vẫn được giữ nguyên

Mặc dù vụ sạt lở diễn ra vào tháng 9/2024 nhưng đến nay hiện trạng gần như vẫn được giữ nguyên

Nhiều công trình kiên cố như nhà xưởng, bãi vật liệu,...bị sụt lún xuống lòng sông.

Nhiều công trình kiên cố như nhà xưởng, bãi vật liệu,...bị sụt lún xuống lòng sông.

Theo ông Hoàng Văn Lực – Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) khu vực tổ 38 được gọi là Mỏm Soi nằm tại vị trí giữa ngã ba giao giữa sông Hồng và sông Đuống. Nơi đây có nguồn gốc đất cát pha, dưới sông được các chuyên gia đánh giá có dòng xoáy mạnh, kết hợp với các yếu tố thiên tai và nhân tai nên rất dễ xảy ra tình trạng sạt lở.

Theo ông Hoàng Văn Lực – Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) khu vực tổ 38 được gọi là Mỏm Soi nằm tại vị trí giữa ngã ba giao giữa sông Hồng và sông Đuống. Nơi đây có nguồn gốc đất cát pha, dưới sông được các chuyên gia đánh giá có dòng xoáy mạnh, kết hợp với các yếu tố thiên tai và nhân tai nên rất dễ xảy ra tình trạng sạt lở.

Trước thực tế trên, UBND TP Hà Nội giao UBND quận Long Biên chủ trì, phối hợp với Chi cục Thủy lợi và phòng, chống thiên tai duy trì thực hiện việc cảnh báo, hạn chế người dân qua lại tại khu vực sự cố sạt lở. Đồng thời thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn theo phương châm 4 tại chỗ, có biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế cao nhất sự phát triển của cung sạt và đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân trong khu vực sạt lở.

Trước thực tế trên, UBND TP Hà Nội giao UBND quận Long Biên chủ trì, phối hợp với Chi cục Thủy lợi và phòng, chống thiên tai duy trì thực hiện việc cảnh báo, hạn chế người dân qua lại tại khu vực sự cố sạt lở. Đồng thời thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn theo phương châm 4 tại chỗ, có biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế cao nhất sự phát triển của cung sạt và đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân trong khu vực sạt lở.

Hà Nội cũng giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ động phối hợp với UBND quận Long Biên trong việc theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, tổ chức xử lý giờ đầu theo phương châm 4 tại chỗ. Thực hiện biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế cao nhất sự phát triển của các sự cố, thông báo rộng rãi tình huống khẩn cấp trên.

Hà Nội cũng giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ động phối hợp với UBND quận Long Biên trong việc theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, tổ chức xử lý giờ đầu theo phương châm 4 tại chỗ. Thực hiện biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế cao nhất sự phát triển của các sự cố, thông báo rộng rãi tình huống khẩn cấp trên.

Sở Nông nghiệp và Môi trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND TP về việc tham mưu, báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và đề xuất công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai. Đồng thời, tham mưu trình chủ tịch UBND TP ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.

Sở Nông nghiệp và Môi trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND TP về việc tham mưu, báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và đề xuất công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai. Đồng thời, tham mưu trình chủ tịch UBND TP ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP có trách nhiệm cập nhật, bổ sung giải pháp xử lý sự sạt lở nêu trên trong dự án xử lý đảm bảo ổn định khu vực cửa sông Đuống - giai đoạn 1. Bên cạnh đó, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư để dự án sớm được triển khai thi công đảm bảo an toàn cho người dân khu vực sạt lở.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP có trách nhiệm cập nhật, bổ sung giải pháp xử lý sự sạt lở nêu trên trong dự án xử lý đảm bảo ổn định khu vực cửa sông Đuống - giai đoạn 1. Bên cạnh đó, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư để dự án sớm được triển khai thi công đảm bảo an toàn cho người dân khu vực sạt lở.

Sỹ Thành-Văn Ngân/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/can-canh-bo-song-duong-sat-lo-de-doa-nuot-chung-nhieu-nha-dan-post1192477.vov
Zalo